ĂN NĂN
Tân nhạc: Hoàng Trang
Vọng cổ: Viễn Châu
NHẠC
Nam: Ngày mình yêu nhau, hai đứa ước mơ trầu cau.
Anh đâu có ngờ, rằng hai đứa xa nhau.
Giờ buồn không em? biết mộng xưa chẳng thành.
Anh tin không phải mình, mà vì đời chia rẽ.
Nữ: Chiều buồn trên mi, hai đứa giữa cơn hè đi.
Yêu thương kéo dài, ngày hai đứa chia tay.
Một lần bên nhau, cũng làm yêu suốt đời.
Trong cơn mê đắm này… là dấu buồn… ăn năn.
VỌNG CỔ
1/ Nam: Người đã quên sao ta còn cố nhớ, tình đã xa sao mơ ước vẫn… không… rời.
Vương vấn mà chi cho khổ lụy một đời.
Người xa ta như chim xa rừng cũ, sao ta như cội cây già chờ đợi đến trăm năm.(-)
Đông chưa tàn tự hẹn đến mùa xuân. Rồi hạ, rồi thu đến đi vội vã.
Chim vẫn phương trời vỗ cánh bay xa, cây nhớ thương ai mà trút dòng lệ lá…
2/ Nữ: Ngoảnh mặt chia xa ôm riêng niềm hận tủi, hờn trách chi nhau khi tình đã không thành.
Tình cũng xanh xao như đá phủ rêu buồn.
Nước thời gian soi đá mòn rêu nhạt, sao nỗi niềm vẫn xanh thẳm sầu đau.(-)
Mấy năm rồi mình cách biệt nhau, không hò hẹn không đợi chờ đưa đón.
Sao nỗi sầu thưa không mõi mòn theo năm tháng? Mà vẫn âm thầm trĩu nặng lòng đau…
NHẠC
Nữ: Sóng gió cuốn tới, lúc tình yêu mất rồi.
Đam mê đi hoang, trên vùng trăn trối buồn.
Bánh xe tình yêu, mười năm chưa đến nơi.
Ngàn xưa cho đến sau, tình yêu luôn đớn đau.
Nam: Nước mắt nuối tiếc, chảy đầy trong đáy hồ.
Ưu tư anh mang, theo vòng tay rã rời.
Nhớ thương từng đêm, về phanh phui vết đau.
Ngày vui đi quá mau ngày buồn sao kéo dài?
Nữ: Ngày mình yêu nhau, hai đứa cũng không giàu sang.
Em đâu có ngờ, tình yêu chít khăn tang.
Đường trần đêm đêm, mắt buồn mang tủi hờn.
Lang thang trên lối mòn, vì đời không tô son.
Nam: Ngày đầu yêu nhau, hai đứa ước mơ trầu cau.
Anh đầu có ngờ, rằng hai đứa thương đau.
Một lần bên nhau, cũng làm yêu suốt đời.
Trong cơn mê đắm này… là dấu buồn… ăn năn.
VỌNG CỔ
5/ Nữ: Ngày vui qua mau như cơn gió mùa xuân thoảng mà nỗi sầu sao dằn vặt mưa thu che kín một… khung… trời.
Tiếc nhớ từ đây vĩnh biệt ngàn đời.
Nam: Chuyến xe hoa đưa người về bến lạ, là cổ xe tang vùi dập ngàn đời muôn kiếp một tình yêu.(-)
Nữ: Chia biệt đôi đường buồn biết bao nhiêu, ngàn sông biển ngăn đôi bờ bến lạ.
Thôi nhé quay lưng đời đôi ngã, sầu khổ riêng mang thương nhớ riêng mình.(-)
Nam: Thôi nhé! Từ đây cách biệt nhau.
Mỗi người một ngã một niềm đau.
Nữ: Cầm bằng như nước trôi dòng lạ.
Gặp gỡ một lần trọn kiếp đau.
6/ Nam: Cuộc tình buồn xin giữ làm báu vật, như loài trai sầu ngậm ngọc trăm năm.
Như dòng sông xuôi chảy miên man, mang theo lau sậy úa tàn vết tích của bến bờ thân thuộc.
Xin giữ lại đây dòng nước mắt, giữ cho nhau làm chuỗi ngọc đau buồn.(-)
Nữ: (Ca nhạc)
Chiều nay ôm thềm cũ,
Mà thương tiếc ngày qua.
Thôi! kiếp sau gặp nhau.
Tình đã xa rồi, mình còn ước mơ gì.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: