ÁO MỚI CÀ MAU
Nhạc:Thanh Phong
Vọng cổ: Viễn Châu
NHẠC
Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam.
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời.
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau,
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
VỌNG CỔ
1. Hai tiếng Cà Mau nghe sao thân thiết quá, tôi nhặt lá tràm rơi trên đường vào xóm nhỏ lòng bâng khuâng khi trở lại quê nhà. Ngồi đợi đò ngang dưới bóng cội đa già, mong mỏi về thăm xóm làng quen thuộc nên chẳng ngại gì gió bụi đường xa. Vừa tới đầu làng đã nghe xao xát tiếng gà trưa về tới năm căn sao những lặn mưa chiều mật nước sông đầy con sóng bủa lao xao. Xóm lưới Gành Hào dương cao làn khói trắng ….
(Lối Nhạc)
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau,
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
2. Đêm ngủ Đầm Dơi đợi trời mau sáng, giữa lúc canh khuya nghe gió quyện hương tràm. Nhìn cánh cò bay lẫn khuất giữa mây ngàn. Trên chiếc xuồng con từ từ cập bến, với hình ảnh dịu hiền của cô gái Cà Mau. Trận gió thu về cho cây lá lao xao, cô gái nhỏ vẻ người xinh đẹp quá. Gánh gạo oằn vai ngược đường lên dốc đá, đôi má ửng hồng vẫn nở nụ cười duyên…
NHẠC
Về Cái Nước, Đầm Dơi, nghe ai ru câu ơi hời,
thương em đừng để duyên lỡ thời, tội nghiệp ghê nghe sắc se con tim tôi.
Chừng nào về Năm Căn, nhớ nhau qua lại cũng gần,
Một lần về U Minh, nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau.
VỌNG CỔ
5. Bên ấm trà sen trước dòng kinh có cánh bông tràm điểm trắng nghe tiếng muỗi vo ve tôi bỗng nhớ đến người em gái nhỏ đêm Cà Mau gió quyện khói sương rừng… Văng vẳng đâu đây vọng lại tiếng tơ đồng. Những lời ca cũ như lời thương tiếng nhớ mà những cung bật bỗng trầm là nghĩa nặng tình sâu. Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau có một hình ảnh đẹp cuối vùng trời Tổ quốc. Con đường thiên lý dù nghìn trùng xa cách, tôi vẫn đến thăm em trên mảnh đất hiền hòa….
Lời Nhạc
Mai mốt Cà Mau em lớn, tuy út mà "sửa soạn" đẹp hơn,
Cà Mau đường đi không khó, mà chỉ khó có sông vắng đò.
Em đứng mình ênh một hướng, duyên dáng mời khách lạ ngàn phương,
Cà Mau mặc thêm áo mới, về Cà Mau là thấy thương em rồi.
6. Cái Nước, Năm Căn bây giờ sung túc quá phố xá U Minh cũng rộn rã tưng bừng. Còn em thì lớn khôn rồi em thêm đẹp thêm xinh, khi em cầm tay lái một mình trên sông nước. Tóc em nhuộm nắng thu vàng phản phất hương tràm trên ghe chiếu Cà Mau.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: