ÁNH LỬA MÊ LINH
Soạn giả Viễn Châu
Nhạc: Mê Linh ơi! toàn dân nghe chắc sơn hà lâm nguy giặc thù xâm lấn nhiễu nhương. Mê Linh ơi! non nước điêu linh dân lành ta thán bở quân tham tàn, tuốt kiếm vùng lên cứu nước non khỏi ách nguy nan, gian khổ nài bao lấy máu xương tô điểm sơn hà, trên lưng voi hai bà uy nghi ánh lửa hồng bừng lên sông núi, toàn dân Giao Chỉ đứng lên diệt thù.
Vọng cổ:
1/ Mê Linh ơi hãy khóc lên đi giữa mùa ly loạn để an ủi kẻ ngàn năm xa vắng bạn tâm đồng... xé mảnh khăn tang đỗ lệ tiếc thương chồng...
Chàng ra đi không bao giờ trở lại mảnh hình hài trả nợ núi sông,
Thôi rồi tan vỡ cuộc ái ân lỡ nhịp cầu ngân Ô Thước chịu chia lìa,
Nửa gánh giang san nửa mối duyên hài nặng oằn vai thù nhà nợ nước.
2/ Sét đánh ngang tai khi hay tin chàng tuyệt mạng bởi nơi tay Tô Định tham tàn...
Cố nén thương tâm sao lệ cứ tuôn tràn...
Nguồn uất hận trào dâng lên tim phổi, lửa căm hờn sôi sục cả buồng gan,
Sống toi đòi đâu biết sống là ham thà một thác cho vẹn niềm phu phụ,
Trưng Nhị em ơi hãy đứng lên một lòng em với chị cứu quê nhà và trả vẹn thù riêng.
Lối:
Thắp nén hương tàn vọng cố nhân
Chàng đi vĩnh biệt cõi dương trần,
Đã không ham sống đời nô lệ
Thiếp quyết theo chàng vẹn gối chăn.
Vọng cổ:
4/ Xếp lại chỉ kim lên đường ra chiến trận gái Mê Linh quyết đứng lên rửa hận cho chồng...
Cho lũ xâm lăng rõ mặt giống tiên rồng.
Chứ đâu phải khoanh tay bó gối để muôn đời chịu mãi nhục nô dân.
Lúc xuống biển mò trai khi lên non tìm ngọc sống lầm than nhưng toàn dân Giao Chỉ ngàn năm vẫn mang nặng mối căm thù.
5/ Một nén hương thơm đôi tuần rượu lạc chạnh tình xưa chan chứa lệ đôi hàng,
Tại vì đâu phượng phải xa hoàng...
Vung gươm thiêng phất cờ nương tử chốn sa trường rõ mặt gái Mê Linh
Trước lúc ra quân bà đưa gươm khẳng khái trước cứu quê hương khỏi vòng nô lệ sau đổi cùng ai vẹn chữ can thường.
6/ Một buổi bình minh sương mai còn ướt đọng cành cây qua rặng núi Sao Mai vừa lố dạng ánh lửa Mê Linh oai hùng chiếu sáng,
Đó là lúc hai bà truyền lịnh xuất quân trên lưng voi cờ phất trống rung giặc khiếp đảm chen nhau tìm đường tẩu thoát,
Ai dám bảo nữ nhi không gan đồng dạ sắt bởi quần thoa đâu nhượng kẻ râu mài.
Mê Linh ơi hãy cười lên đi trong ánh thép sáng ngời bay trong bóng cờ nương tử,
Mê Linh ánh lửa chưa tàn ngàn năm rạng tiếng nhị hoàng Trưng Vương./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: