BÀI THƠ VU QUY
Soạn giả Viễn Châu
Chị: Đêm tàn canh hắt hiu gió lạnh
Hồn ngất ngư dưới đèn xanh
Muôn dặm vời vợi, hay chăng cố nhân?
Thương kẻ nơi khuê phòng
Em: Nơi phương ấy có ai đứng trong màn sương
Lòng thiết tha nổi sầu thương
Chị:Đêm lạnh mờ lệ trông theo xác hoa
Thương kẻ đi xa nhà…
Vọng cổ
1. Chị: Em ơi mai chị đi rồi thì vườn xưa phai mùi hương phấn. Còn ai đâu trong mỗi chiều nhạt nắng mà đứng mà mơ lá rụng trắng sân vườn… Em cho chị nhắn lại rằng: “Xin người ta đừng giận đừng hờn”. Đời người con gái mười hai bến nước, chị bây giờ như hạt mưa sa. Ngày mai này chị cất bước vu quy, xin gởi lại em mẹ yếu cha già. Xin giã từ xóm cũ làng xưa. Giã biệt sân trường với hàng hoa phượng thắm…
2. Em: Người sắp sang ngang bỏ một người hiu quạnh, vội vàng chi khi gió lạnh chưa về. Lỡ một lần yêu bởi chẳng vẹn câu thề. Chị ơi mai chị đi nơi đường xa xứ lạ, bỏ lại nơi này trơ trọi mảnh tình quê. Người ta khen gái với trai xứng lứa vừa đôi, người ta mừng cho chị trăm năm hạnh phúc. Khi ấy có kẻ đứng ngoài xa gục đầu cúi mặt, chẳng biết buồn gì mà dòng lệ trào tuôn…
Nhạc
Em: Hoa tàn thu rơi rụng sau vườn
Lòng thắt se nổi sầu thương
Lau vội dòng lệ vu quy nhỏ tuôn
Cô lẽ trong hiu quạnh canh trường
Chị: Hoa tan tác cuốn theo gió đưa ngoài song
Còn nữa đâu để chờ mong
Tâm sự đoài đoạn bao nhiêu nhớ thương
Theo lá rơi bên đường…
Vọng cổ
5. Em: Chị ơi nếu đêm mai anh ấy có thể vào tận phòng loan giữa đêm khuya vắng, anh sẽ lặng lẽ nhìn vườn xưa bỏ lạnh để nhớ nhớ thương thương một hình dung qua giấc mộng giữa canh tàn…Trễ chuyến đò yêu nên làm kẻ muộn màn. Kìa mấy dòng thơ chưa phai nét mực, chị gởi cho chàng hay gởi cho ai. Đâu biết lần đi một lỡ làng, dưới trời gian khổ, chết yêu thương. Người xa xôi quá, tôi buồn lắm. Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.
6. Chị: Em ơi đường vào duyên nợ từ đây hai lối rẽ, cũng như con tim này không thể xẻ làm đôi. Kẻ có chồng chưa chắc hẳn là vui, người ở lại trọn đời còn tiếc rẽ.
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Lời thơ nào buồn bã lắm em ơi.
Cuộc tình đến thế thì thôi,
Thương ai cam chịu lẻ loi một mình.
Một bài thơ viết mãi chẳng thành câu,
Gà trong xóm đã bắt đầu giục giã.
Sương thu lạnh buốt khuê phòng,
Thư viết đôi dòng xin gởi lại người yêu.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: