GÁNH CẢI TRẠNG NGUYÊN
Soạn giả: Viễn Châu
Lý Chim Xanh
Nam: Cải xanh tươi tốt như hoa từ vườn mang ra.
Công tôi vun trồng trên đất phù sa mượt mà.
Bình minh lên nắng tươi rực hồng, nào ai mua cải không
xa gần thôn ấp, làng xóm... mua giùm cải tôi.
Nữ: Anh kia sao gánh cải xanh vào tận nơi đây
Xin anh cảm phiền quay gót mà lui trở về.
Đường ở đây cấm ai ra vào mà sao anh dám vô
không sợ nguy hiểm, ờ ớ... vào tận vinh môn.
Vọng cổ:
1/ Nam: Cô nương ơi xin hiểu cho hoàn cảnh của tôi một tên học trò nghèo bán cải.
Vì sớm hôm nuôi con khôn lớn và chỉ mong sao cho tôi sớm được nên.... người.
Bổn phận làm con nên tôi phải vâng lời.
Cha đã mất khi tôi vừa lên bảy, mẹ phải tảo tần hôm sớm nuôi con (-)
Nữ: Hoàn cảnh của anh làm tôi vô cùng xúc động, hiếu đạo giữ tròn nuôi dưỡng mẫu thân.
Đây là vài nén vàng rồng xin anh hãy cầm giữ để phụng dưỡng mẹ già cho trọn tình mẫu tử.....
2/ Nam: Lòng của cô nương vô cùng cao quý, tấm lòng nhân giúp đỡ kẻ nghèo hèn.
Nữ: Anh chớ bâng khuâng mà lo nghĩ chi nhiều.
Hà Tố Nga này chỉ là người hầu hạ, thân phận này chỉ là kẻ cút côi.
Cha mẹ mất đi vì hoàn cảnh nghèo túng quá, thấy cảnh nghèo nàn tôi thương lắm anh ơi.
Nam: Tôi xin cô nương đừng đùa như thế, bởi phận nghèo hèn tôi đâu dám trèo cao......
Lưu Thuỷ Hành Vân
Nữ: Anh chớ vội phiền lo lắng chi....
giờ có em bên mình. Anh nên cố gắng sử kinh đêm ngày trôi mau.
Ngày mai đây nở mặt rạng mài...
Nam: Ôi xót thương làm sao thân nữ nhi...nàng vẫn luôn chung tình
Anh đây cố gắng sớm hôm miệt mài sử kinh
Ngày vinh quy đón em theo chồng....
Vọng cổ 5/
Nữ: Phi Học ơi chàng hãy yên tâm lên đường ứng thí.
Nơi chốn kinh đô chàng hãy để tâm trao dồi kinh sử và có em đây chăm sóc mẹ thay... chàng.
Lời hứa thủy chung chớ có sai lời.
Đây chút ít hành trang em xin chàng lộ phí, em vẫn mong chờ tân trạng vinh quy.
Chữ thủy chung em luôn vẹn giữ, chỉ mơ một ngày loan phụng hòa đôi.
Khi chiếm được giải rồng mây là lòng em toại nguyện, em sẽ chờ anh bên dòng suối Thạch Tuyền.
Câu 6:
Nam: Ôi, Hà Tố Nga vợ hiền chung thủy, Phi Học ra đi mà lòng nặng trĩu. Chỉ thương cho em nhọc nhằn lo cho mẹ, với tấm thân gầy chăm sóc cho mẫu thân.
Nữ: Chàng nói làm gì chút nghĩa ân kia, em chỉ xem như đó là bổn phận.
Em đã hy sinh cho anh tròn ước nguyện, chàng bán cải ngày xưa nay bản hổ danh đề.
Nam: Duyên tình mai trúc từ đây, ông tơ se mối chỉ hồng thành đôi.
Bền lòng chung thủy yến oanh, cho tròn duyên nợ phụng rồng bên nhau.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: