DIỄM XƯA
Tân nhạc: Trịnh Công Sơn
Cổ nhạc: Viễn Châu
NHẠC:
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều nghe ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh biếc cho mình xót xa.
Vọng cổ
Câu 1: Mưa rớt trong đêm đọng trên hàng lá nhỏ, gió cuốn lá thu rơi qua mấy tầng tháp cổ rồi theo mưa rơi rụng xuống vai...gầy, mưa gió ngoài kia trút lạnh xuống phương này, tà áo trinh nguyên sớm chiều gợi nhớ, để mơ màng bóng dáng diễm kiều xưa,rồi những chiều nào lặng lẽ đứng trong mưa, để nghe tâm tư trĩu nặng u hoài, rồi cũng một mình lặng ngắm lá me bay, theo giọt mưa thu rơi hoài trên gác nhỏ.
Cầu 2: Tháp cổ rêu phong trơ gan cùng tuế nguyệt,lặng đếm thời gian theo sương tuyết lạnh lùng, hun hút trời đêm thương kẻ nhạt môi hồng, gót nhỏ bâng khuâng ngập ngừng qua lối củ, nước mắt cạn dòng thơ cũng cạn nguồn thơ, mộng tàn rồi sầu nhớ cũng vu vơ, nghìn sương khói chẳng phai mờ nhân ảnh, phím nhạc đau thương như khơi dòng dư lệ, rờn rợn cung sầu hoang lạnh giữa chiều mưa.
NHẠC
Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du.
Vọng cổ
Câu 5: Sao em không đến với tôi trong đêm dài vắng lặng, để cho gác nhỏ chơ vơ dây chùn phím lạnh cho dư âm nghèn nghẹn mấy cung ....sầu
Phảng phất hương đêm cho gió quyên chân cầu, có phải mùi hương của loại hoa dạ lý hay hương tóc của người trinh nữ một chiều mưa, những tưởng đêm nào đã chấm dứt mấy đường tơ, dòng dư lệ chực chờ vương khóe mắt, tình vay mượn ai trả bằng tiếng nhạc cho mỗi dây tơ rỉ máu giữa đêm tàn.
NHẠC
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết sỏi đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
Câu 6: Mưa vẫn bay bay cho trời thu nức nở giọt mưa rơi hay lệ đá rưng sầu, tôi lại mơ rồi bóng dáng diễm kiều xưa trong giấc ngủ liêu trai đầy mộng mị
Đêm đêm khói thuốc mơ màng
Bấm mấy cung đàn buồn lắm cố nhân ơi./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: