CỚ SAO EM BUỒN
Lời nhạc: Vân Tùng
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Cớ sao em buồn đưa tiễn người yêu phút chia ly
Đời còn tươi thắm vấn vương chi luống xuân thì
Bao nhiêu tình yêu anh còn dấu kín
Chia tay rồi đây khung trời tám hướng
Một lần xa cách ấy trăm vạn lần thương
Cớ sao em buồn thương mến nhiều nhưng có bao nhiêu
Đời trai sương gió, gió sương nắng sớm mưa chiều
Thương nhau thì thương em đừng luyến tiếc
Anh đi đường anh cho trọn đất nuớc
Rồi ngày mai nắng ấm anh về với em
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Anh ơi đời em đang thắm tươi như hoa với mộng, tại vì sao em nhớ em . . . buồn. Mắt đăm đăm như vọng phía sa trường. Nhớ về đâu phương nào trăng chếch bóng, mà giọt sương dầu còn đọng giữa riềm mi. Từ độ nào mới thốt tiếng chia ly, thì môi em đã héo hắt nụ cười. Có vui gì một kiếp sống đơn côi, bởi một lần đi là vạn lần thương nhớ.
Câu 2:
Kỷ niệm ngày xưa dẫu phai màu hoa úa, nhưng hồn em vẫn đọng nhớ thương nhiều. Nẻo anh đi có mấy đoạn trường chiều. Có bao nhiêu đài hoa tím rụng, giữa những chiều sương gió ngập hồn huê. Anh ơi, buồn mà chi thương nhớ nữa mà chi, đừng chép nữa vần thơ chưa trọn ý. Đời nghệ sĩ trước sinh giàu cảm lụy, dẫu phai tàn, thân thế dễ nào quên.
LỐI
Trăng khuất từ lâu trong khói sương
Dẫu sao vẫn thấy dạ em buồn
Điểm trang thêm thẹn màu son phấn
Mấy độ xuân về nhạt sắc hương
THƠ:
Ở đây trống trải sương nhiều quá
Gió thổi từng đêm lạnh má đào
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm hồ dễ đã quên nhau
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Tôi sẽ vì anh nhặt từng xác bướm, để ép vào tim trong đêm vắng canh . . . . tàn. Kỷ niệm màu hoa vẫn sống mãi trong hồn. Nẻo anh đi dẵm lên ngàn xác lá, có ngỡ đó là dòng lệ kẻ tình chung. trọn đêm buồn anh có nhớ em không, khi nẻo ấy vẫn còn vang tiếng súng. Nếu mùa thu vẫn còn nhiều lá rụng, đừng hỏi vì sao em vẫn đứng em buồn.
NHẠC:
Trót yêu nhau rồi đêm nhớ ngày thương vẫn chưa nguôi.
Tìm đâu khoé mắt, nét môi hình bóng một người
Dư âm ngày xưa chỉ còn nước mắt
Thu qua rồi đông lạnh lùng giá buốt
Tình mình sẽ nở lúc xuân về ngát hương.
Về vọng cổ câu 6:
Nhớ buổi chia tay sương mờ lan nẻo vắng, nay mấy lần thu sương nhuộm trắng đêm buồn. Mấy đêm buồn thương nhớ lạnh hồn huê, sầu dịu vợi theo về bên gối chiếc. Anh ơi, chớp bể mưa nguồn, đã đau khói lửa lại buồn chia phôi ./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: