Chí Tâm sinh tại quận Trà Ôn, Vĩnh Long. Song thân anh mang hai dòng máu Việt và Trung Hoa, sinh sống bằng nghề buôn bán với một cửa tiệm tạp hoá lớn tên Vĩnh Hưng gần Trà Ôn. Vì nhà ở rất gần với rạp hát Long Tấn nên Chí Tâm thường xuyên được nghe vọng qua những bài vọng cổ, không kể thường được bà ngoại dắt đi xem những vở tuồng cải lương được diễn tại đây
Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Chiêu Hùng tên thật là Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1965 tại Cần Thơ. Xuất thân trong một gia đình có ông ngoại là bầu gánh hát bội, mẹ là đào chánh Ngọc Thêm, cha là nghệ sĩ Ngọc Ánh. Từ nhỏ, Chiêu Hùng đã đi theo cha mẹ lưu diễn nhiều nơi. Năm 10 tuổi (1975), lần đầu tiên anh được diễn vai Trịnh Ân trong vở Trảm Trịnh Ân của tác giả Phương Hùng.
Xuất thân trong một gia đình nông dân có 5 anh em. Mê nghề hát từ nhỏ, đến năm 1990 được người chú quen biết với gia đình là Đặng Hồng giới thiệu theo đoàn Cải lương Sông Hậu (nay là đoàn cải lương Tây Đô). Người thầy đầu tiên dạy hát là nghệ sĩ Trúc Linh, lúc đó lấy nghệ danh là Trường Giang
Những năm cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, âm nhạc cổ ở Nam Bộ phát triển mạnh ở miền Đông và cả miền Tây. Ở Bến Tre, nhạc (cổ) tài tử phát triển sôi nổi vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ này. Hồi ấy, những ai am hiểu nhạc cổ đều xem nhạc lễ như cái nền của nhạc truyền thống
Nghệ sĩ Thanh Loan, tên thật là Nguyễn Thị Ba, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1917, tại làng Phong Thới, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ chị phải lam lũ vất vã phụ giúp cha mẹ để kiếm sống. Chị có giọng hát hay và ước ao được vào đoàn hát, nhưng ước ao đó mãi đến năm chị 23 tuổi tức là năm 1940 chị mới thực hiện hiện được. Chị được đoàn Tân Hí Ban nhận cho theo học nghề và bước đầu được đóng những vai nữ tỳ trong các tuồng hát.
Năm đầu tiên của thập niên 1940, làng “dĩa đá” (thời gian này, các hãng dĩa âm nhạc Việt Nam mới ra đời, ghi âm và phát hành các giọng ca trên “dĩa đá” màu đen, “dĩa nhựa” mới có từ thập niên 1970 trở về sau) Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ
Cố nữ danh ca Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sanh năm 1917 tại Cần Thơ, Cô vào nghiệp cầm ca khi còn rất trẻ. Người thưởng thức cổ nhạc chỉ biết danh ca Năm Cần Thơ theo tên ghi trên các tròng đĩa hát và không ai biết tên thật của Cô.
Cách Saigon 70 km, dọc theo bờ sông Tiền là thành phố Mỹ Tho. Những vòm cây ăn trái xòe bóng mát quanh năm. Cuối thế kỷ XIX có gia đình ông Công, họ Lê sinh được 11 người con. Cách đặt tên con của ông cũng ngộ, ngoài tên Công của ông đứng đầu thì tên các con ông sẽ hợp thành câu: "Công thành danh toại phỉ chí nam nhi bia truyền tạc để". Dù ông ghét cay ghét đắng chuyện "đào kép hát hò", nhưng về sau lại có những người con của ông trở thành những nghệ sĩ tiên phong, những tên tuổi sáng chói trên sân khấu cải lương miền Nam. Trong đó, nổi bật là nghệ sĩ Năm Phỉ, tên thật là Lê Thị Phỉ, sinh năm 1906.
Cô Tư Sạng tên thật là Đoàn Thị Sạng, sanh năm 1911 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho, mất ngày 04 tháng 3 năm 1955 tại Sài Gòn.
Cô Tư Sạng là một danh ca cổ nhạc. cô gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban 1925, cùng hát với các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Tư Thạch, Từ Anh, các cô Phùng Há, Ba Hui, Kim Thoa, Ba Liên…
Cùng tuổi với Thùy Liên, nhưng thế mạnh của Dạ Ngọc Hương lại chủ yếu là các vai chính diện có liên quan đến cuộc đời của những cô gái bình dị hoặc tiểu thư, công chúa, bà mẹ… xinh đẹp, hiền lành, chân thật, nhưng có số phận éo le, trắc trở, thậm chí là bất hạnh.
Nhằm tạo điều kiện cho các tác giả chuyên và không chuyên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dịp giới thiệu nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao phục vụ cho nhu cầu biểu diễn và thưởng thức của mọi tầng lớp nhân dân; căn cứ nội dung hội nghị giao ban giữa các Hội Văn học nghệ thuật khu vực ĐBSCL năm 2020 tại tỉnh Vĩnh Long, thống nhất giao cho Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Long An đăng cai tổ Cuộc thi sáng tác bài ca vọng cổ Khu vực ĐBSCL lần thứ V – 2021; được sự đồng ý của UBND tỉnh, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Long An thông báo Thể lệ cuộc thi như sau:
Hội Sân khấu TP Cần Thơ vừa phát động cuộc thi sáng tác bài vọng cổ với chủ đề “TP Cần Thơ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021.
Nhằm xét và trao giải thưởng cho những tác phẩm, công trình tác phẩm về văn học, nghệ thuật có giá trị về con người, quê hương Tây Ninh; qua đó ghi nhận và biểu dương các tác giả có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh. Nay Hội đồng xét Giải thưởng văn học nghệ thuật Xuân Hồng tỉnh Tây Ninh (sau đây viết tắt là Giải thưởng Xuân Hồng) ban hành thể lệ Giải thưởng Xuân Hồng lần thứ III năm 2021 như sau:
Danh Hề Kim Quang tên thật là Nguyễn Văn Quang, sanh năm 1929 tại Núi Sam Châu Đốc. Kim Quang và cả gia đình đều tu trong chùa Tây An ở núi Sam Châu Đốc.
Dấu ấn khó quên trong cuộc đời của Nhơn Hậu là những ngày đầu tháng 9/2002. Lúc ấy, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp TG chuẩn bị dàn dựng kịch bản “Trăng soi dòng Bảo Định” (Tác giả Huỳnh Anh - đạo diễn Đoàn Bá) tham gia Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc khu vực ĐBSCL. Để bổ sung nguồn diễn viên, đoàn đã tuyển chọn một số giọng ca trẻ, mở lớp tập huấn về kỹ thuật biểu diễn, mời đạo diễn Ca Lê Hồng cùng một số giảng viên Trường Cao đẳng Sân khấu TP Hồ Chí Minh hướng dẫn.
Diệp Lang (sinh năm 1941) là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính là cải lương, ông còn tham gia vào nhiều bộ môn nghệ thuật như: kịch nói, điện ảnh, chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn, ông từng trên 20 năm đảm nhiệm vai trò là thành viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh
Nghệ sĩ cải lương Diệu Hiền sinh năm 1945 tại Tỉnh Bạc Liêu. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với lối ca diễn mạnh mẽ rất võ tướng Diệu Hiền là một cái tên được khán giả hâm mộ trong những năm 60 của thế kỉ 20 nhắc đến nhiều nhất.
Vọng cổ, hay vọng cổ Bạc Liêu, là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Việt Nam. Nó được bắt nguồn từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu). Bản vọng cổ là một trong những điệu nhạc căn bản của sân khấu cải lương.
Sọan giả Loan Thảo là cây bút nổi tiếng của hãng dĩa Việt Nam, là học trò xuất sắc của tác giả lừng danh Hoa Phượng, chắc hẳn những ai có quan tâm tới bài vọng cổ ít nhất cũng có nghe vài lần bài hát của anh, những bài Bánh bông lan, Chuyện tình Lan và Điệp, Đám cưới trên đường quê, Rước tình về với quê hương và hàng trăm bài tân cổ khác với bút danh Quế Chi, Quế Anh.
Đây chỉ là cách hát khuôn cơ bản nhất , nhưng các bạn phải rèn luyện thật nhiều vì nó là nền tảng , đừng xem thường nó và cho rằng hát khuôn như vầy nghe chán ngắt , chính nó sẽ tạo nên cái được gọi là "trường canh" .