CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI
Tân nhạc: Nguyễn Văn Đông
Cổ nhạc: Viễn Châu
NHẠC
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu…
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Gọi người về trong hơi giá buốt
Người về bơ vơ…
Tình anh như đám mây trôi chiều hoang
Tăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phấp phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
bầu trời….xanh….lơ…
VỌNG CỔ
Câu 1: Anh đi về đâu trong một buôi chiều mưa ngoài biên giới? Trên đường xa diệu vợi còn lang thang trên nẻo vắng…biên…thuỳ….
Mưa rơi rơi ướt đọng lá quân kỳ…
Dưới cơn mưa cuối mùa tầm tả anh thui thủi một mình khuất nẻo biên cương (+) Chân anh bước nhanh trên lối đường mòn, tay anh ghì lên bá súng thân yêu. Mắt đăm đăm hướng nẻo biên thùy, anh lầm lủi ra đi dưới bầu trời lộng gió….
Câu 2: Mưa bâng khuâng bay ngoài biên giới, mưa theo gió khung trời tê tái, mưa rơi có lạnh lòng anh không….
Anh mãi miết ra đi với nét mặt kiêu hùng…
Gió mưa ơi hãy đưa người chinh khách tiến đến sa trường đừng để giọt mưa tuôn (+) Hay là gió mưa muốn thử dạ hùng anh có giữ vẹn được gan đồng dạ sắt? Nên chiều nay mưa như vuốt mạt một kẻ dạn dày gối tuyết màn sương…
NHẠC
Đêm đêm chiếc bóng bên trời,
vầng trăng xẻ đôi vẫn in hình bóng một người.
Xa xôi cánh chim tung trời một vùng mây nước
cho lòng ai thương nhớ ai?
Câu 4: (giọng nhạc) Về đâu anh hỡi…(về vọng cổ) để cùng ai nhìn mưa lạnh hoàng hôn điểm trắng…… lưng… trời…
Áo ấm chiều nay anh mặc dưới lưng đồi…
Có nghe chăng một mùi hương cũ, của kẻ khuê phòng vẫn thoang thoảng về đây (+)
Chiều mưa biên giới anh ơi
Nhìn mưa có kẻ ngậm ngùi nhớ anh!
Ngoài kia mưa gió triền miên
Gió mưa đâu lạnh bằng tim một người…
Câu 5: Anh đi đâu gió lùa manh áo chiến? Anh đi đâu thui thủi có một mình…
…Tôi thương anh với tấc dạ chơn thành…
Ánh tà dương khuất dần sau rặng núi, nhưng khói sương mờ quyện mãi bước chân anh (+). Biên giới chiều nay mưa xuống lạnh, đường dài có một bóng người đi…Anh đi đâu khi mưa rơi trắng nẻo quan hà…?
Câu 6: Mưa biên cương lạnh lắm người ơi! lạnh vũ trụ lạnh đến ngàn hoa lá. Nhưng lòng anh vẫn bừng lên bầu máu nóng, bởi chí kiêu hùng của một kẻ mày râu. Bạn tình ơi đừng nói tiếng yêu thương bởi tình yêu người lính chiến đã trao cho đất nước. Khi chiều nay nhìn xa xa cánh chim tung trời một vùng mây nước, cho lòng ai thương nhớ ai đã gởi trao nhau mộng ước ban đầu…
Người đi khu chiến có thương màu áo gởi ra miền biên ải…
Đường trần còn tơ vương khanh tướng.
Thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi!
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: