CON THUYỀN KHÔNG BẾN
Lời nhạc: Đặng Thế Phong
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Đêm nay thu sang cùng heo may,
Đêm nay sương lam mờ chân mây,
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng,
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng,
Trong cây hơi thu cùng heo may,
Vi vu qua muôn cành mơ say,
Miền xa lời gió vang thông ngàn,
Ai oán thương ai tàn mơ vàng.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Ai oán thương ai đêm đêm sầu lẻ bóng, như ngàn thu cô phụ đứng mong . . . . chồng. Nước sông Thương rào rạt chảy đôi dòng. Gió vi vu qua muôn cành liễu biếc, một con thuyền trôi dưới ánh trăng trong. Thuyền ơi thuyền trôi mãi đến nơi đâu, khi sương lam dâng mờ mịt nẻo giang đầu. Gió heo may buồn theo lau lách đìu hiu, như nhớ thương người chùng tơ lạc phím.
Câu 2:
Trên sông Thương một con thuyền lướt sóng, Trôi về đâu khi lạc bến xa bờ. Đêm tàn thu bàng bạc ánh trăng mờ. Con sông Thương chở mối sầu vạn kỷ, tới phương nào nơi bến lạ trời xa. Sương lam buồn hiu hắt bao la, như cô đọng một màu tang trên sóng nước. Con sông Thương vẫn đìu hiu ủ dột, Nước đôi dòng man mác chảy về đâu.
NHẠC:
Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông Thương
Nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương
Nào ai biết nông sâu
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Có những chiều sương nửa thương nửa nhớ, như bâng khuâng chờ đợi tiếng tơ . . . lòng. Thuyền lạnh lùng trôi theo nước chảy xuôi dòng. Gió thu buồn sương thu lạnh, trăng thu mờ hiu hắt rọi tràng giang. Mấy mùa thu có trăng khuyết mây tan, sao nhung nhớ vẫn chưa tàn theo dĩ vãng. Đón gió gió bay, tìm trăng trăng rụng, đợi đàn khuya thì phím đã tơ chùng.
NHẠC:
Ánh trăng mờ chiếu
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la
Thuyền mơ bến nơi đâu
Câu 6:
Thuyền mơ ơi biết đâu là bờ với bến, đêm tàn thu biết trôi đến nơi nào. Thuyền bập bềnh lướt gió giữa đêm sương, như chở nặng mối sầu thương trên sóng nước. Thuyền trôi lạc bến xa bờ, trăng thu khuất bóng đợi chờ ai đây ./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: