GHÉT THƯƠNG, THƯƠNG GHÉT
Soạn giả: Viễn Châu
Lối:
Ghét thương thương ghét chuyện đời
Cười ra nước mắt khóc thời hổ ngươi
Đời là bể hận đầy vơi
Sao ta cứ mãi khóc cười ghét thương?
Vọng cổ:
Câu 1:
Bởi không ghét nên tôi thương và bởi không thương nên tôi mới ghét vì tôi đâu phải thánh nhân tiên phật mà chỉ là một kẻ đang sống giữa trần ai với cơn lốc quay… cuồng.
Thấy chuyện phải tôi thương, mà nghe chuyện trái tai là tôi lại bất bình.
Chắc có lẽ số trần còn nặng nợ ,và lục dục thất tình còn đầy dẫy trong tim.
Thử hỏi làm sau khỏi ghét khỏi thương, khi nhắc đến thế nhân là lòng muốn giận rồi.
Tôi muốn kêu trời một tiếng cho hả hơi, nhưng sợ người cười là một tên lãng trí.
Câu 2:
Tôi ghét những kẻ chỉ biết mua danh bán lợi, và cười vui bên nước mắt dân lành.
Họ bền vững ngôi cao bởi thế lực kim tiền.
Rồi tôi thương những kẻ suốt đời không gặp vận, đôi mắt nhìn đời lòng nặng những sầu tư.
Một kiếp người nặng trĩu những phiền lo, lo non nước lo bạn bè thê tử.
Rồi tôi ghét những kẻ chỉ có tài xu phụ, tâm địa thấp hèn mà thiên hạ lại đề cao.
Câu 4:
Tôi thương ai trọng nghĩa khinh tài, tôi ghét đứa hèn hạ nhưng trong tay đầy những kim ... tiền.
Tôi thương kẻ thẳng ngay và ghét đứa nịnh thần.
Tôi thương những đám trẻ thơ vô tội ,vì ai mà trở thành những trẻ mồ côi. Mẹ sanh ra bỏ đó trời nuôi, lo kiếm bạc với đám người vị chủng.
Rồi tôi ghét những đứa bất tài vô dụng, lại được nghênh ngang trên võng lộng huy hoàng.
Câu 5:
Tôi thương những kẻ suốt đời hoạn nạn, và ghét những ai phản bạn lừa thầy.
Ghét thế bán tranh cũng chân hớn chân hài.
Tôi thương những kẻ mỏi-mòn tim óc, mà rốt cuộc rồi tay trắng vẫn trắng tay.
Rồi tôi ghét những thằng mới hôm nào cũng rách rưới như ai, nhờ cơ hội mới trở nên triệu phú.
Vội lên mặt là thầy đời thiên hạ ,nhưng gẫm ra chỉ là bọn xu thời.
Câu 6:
Ngồi một mình nhớ chuyện gần xa, sau thương ghét, ghét thương lẫn lộn.
Mãi lo chuyện đất trời mưa nắng, mà mới mấy chục tuổi đầu tóc đã trắng như bông. Ngũ Tử Tư một đêm vượt ải quá quan, mà đầu đã bạc bởi lo buồn vận nước. Huống chi mình chưa đầy bốn chục, mà trên hai mươi năm vẫn thao thức một đời.
Mưa đầu mùa rơi trên nóc rung-rinh, nhìn khói thuốc mà dạ sầu tê tái.
Ghét thương thương ghét chuyện đời
Đêm trắng lâu rồi ta còn ghét thương ai.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: