HẬN KINH KHA
Soạn giả Viễn Châu
Thơ
Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hà.
Đây ngày tang tóc của yên ban.
Gió chiều trở lạnh buồn sông núi.
Tân khách muôn người lệ chứa chan.
Vọng cổ câu 1:
Gió heo may lạnh lùng sông dịch thủy. Tiển đưa ai mưa gió lạnh quan... hà...
Một chuyến ra đi là mãi mãi không về.
Rượu chia ly bừng say lòng tráng sĩ. Cạn chung rồi chia cách dặm đường xa.
Rồi đây vào đất tần chỉ có một Kha. Mang gươm thiêng để hành thích thủy hoàng.
Một chuyến đi nầy cây cỏ nhuộm màu tang. Như khóc một người đã liều thân cứu nước....
Câu 2
Sóng Trường giang còn dạt dào trên bến lạnh ta nghe lệ cay cay như chứa đựng giữa tim.... sầu.
Ta khóc đây chẵng phải ta tiếc thương chi cho số kiếp ba đào.
Cũng chẵng phải tiếc chi đời lang bạt. đã xã thân mình để cứu lấy giang san.
Nhưng khóc cho dân lành đang chịu cảnh lầm than . đang oằn oại trong làn tên mũi đạn.
Thôi thì kha chết đi miễn làm xong sứ mạng cứu sơn hà thoát khỏi nạn binh... đao.
Thơ
Sương hiu hắt trên con thuyền lướt sóng.
Chén men nồng chưa ấm dạ chinh nhân.
Mang guơm thề vào tận đất hàm dương.
Xin vĩnh biệt kha lên đường không trở lại.
Vọng cổ câu 4
Thuyền ra khơi ta còn nghe văng vẳng. tiếng trúc thê lương mang nặng mối căm... hờn.
Kha ra đi với sứ mạng bên mình.
Đây thủ cấp của điền quang lảo tướng. Mà máu hồng còn ướt đẩm gói hành trang.
Mong đáp đền ơn tri ngộ của thái tử đang . và cũng để báo cừu vong quốc hận.
Kìa trường giang muôn dặm như đón chờ Kha trên sóng nước muôn trùng.
Câu 5
Tân khách ơi hãy thốt lên đi lời cuối cùng rồi chia tay vĩnh viễn kha ra đi là mãi mãi không... về.
Một tấm lòng son với lưởi gươm thề.
Trời yên quốc lửa bừng lên sắc máu lệ căm hờn chảy đọng thành sông. Nghìn thu sau ai có nhớ cho chăng gương tráng sĩ với tấm lòng dũng cảm.
Một chuyến đi trời sầu đất thảm tiếc thương chi ai tiếng khóc vọng u sầu.
Câu 6
Rồi đây khi thuyền cặp bến nơi đất tần đầy máu lửa ta sẻ lặng lẻ tìm đường vào cung điện Hàm Dương. Ô kìa sao bổng dưng có tiếng trúc nhặt khoan như tiếng khóc não nùng thê thảm. Có phải Cao Tiệm Ly muốn âm thầm tiển bạn nên mới trổi lên những giọng tiêu sầu.
Thôi từ giã đất nước thân yêu kha cất bước lên đường không trở lại.
Ra đi Kha chẵng hẹn về.
Tuốt lưởi gươm thề vào tận đất Hàm Dương
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: