GIÂY PHÚT NGẬM NGÙI
Viễn Châu
LỐI
Mười mấy năm xa xứ là mười mấy năm chinh chiến
Nay trở về lòng xao xuyến bâng khuâng
Khi ra đi đang lúc tuổi còn xuân
Ngày trở lại tóc xanh đà điểm trắng
Vọng cổ
Trở lại quê xưa tôi nghe tâm tư ngậm ngùi bao kỉ niệm, miền đất thân yêu sau mấy lần dâu biển đã ghi đậm trong tôi muôn thuở chẳng phai... mờ...
1/ Lối nhỏ vào thôn tôi lẻ bước một mình. Mười mấy năm làm thân viễn xứ, nay trở về thăm lại xóm làng xưa. Thôn ấp ngày nào đổ nát hoang sơ, nay lại vang lên tiếng hát tiếng đàn. Khóm trúc bên đường cành lá xác xơ, như đón chào người trở về xóm cũ ….(song lang)
2/ (12N)Cây điệp bên sông xơ rơ vì pháo giặc nay mấy cành tươi lại nở nụ hoa hồng. Nhà mẹ đơn sơ bên bến nước xuôi dòng. Mẹ bỡ ngỡ nhìn tôi như cố nhớ, tôi nói tên mình nước mắt mẹ rưng rưng. Trên bàn thờ phản phất khói hương, hình ảnh người chiến sĩ năm xưa với nụ cười rang rỡ. Mẹ năm tay tôi nghẹn ngào khẽ nói, tao thấy mầy về tao nhớ nó nhiều thêm.
LỐI
Mẹ ứa lệ khi tôi từ giã mẹ
Cầm tay tôi mà môi mẹ rung rung
Mẹ chỉ tay về phía cổng làng
Nơi yên nghĩ thằng bạn mầy ở đó
Vọng cổ
Tôi vào tận nghĩa trang khi nắng chiều vừa nhợt bóng, kỉ niệm xa xưa bỗng dưng chợt đến khi quê hương lửa dậy bốn phương... trời...
5/ Tôi vẫn còn đây chúng bạn vắng đâu rồi. Đốt mấy cây nhang cắm lên nấm mộ, tôi đứng lặng nhìn những chiếc lá vàng bay. Nghe tiếng trống trường vang vọng đâu đây, từng đàn em nhỏ đang rảo bước trên đường về xóm cũ. Lứa tuổi ngây thơ hồn nhiên vô tư lự, sẽ tiếp bước cha anh đi bảo vệ sơn hà.
6/ Mấy tiếng chuông chùa vọng đến giữa hoàng hôn, từng đàn cò trắng đang sải cánh bay về tổ ấm. Mảnh đất quê hương hiền hòa nhân hậu, như đón chào người trở lại làng xưa. Nhớ thằng bạn nghèo từng dải nắng dầm mưa, từng diếu thuốc chia nhau giữa vùng lửa đạn. Nay bạn cũ muôn đời nằm xuống, để cho non sông mãi mãi được trường tồn.
ÔI! Ly rượu mừng như nước mắt quê hương, giọt nước mắt mừng vui ngày tái ngộ.
Uống đi bỏ lúc phong trần, giữa đất Tiểu Cần sâu nặng nghĩa tình xưa.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: