CHIỀU NƯỚC LŨ
Tân nhạc: Vinh Sử
Vọng cổ: Viễn Châu
NHẠC
Nữ: Anh về quê em mưa sa giăng chiều nước lũ.
Bầu trời âm u xuồng ba lá chẳng nơi neo.
Nam: Tìm người em yêu cô hàng xóm thuở năm nào.
Cây trứng cá chung rào bao kỷ niệm thời thơ ấu.
Nữ: Bây giờ anh đâu? sao quanh đây toàn nước lũ.
Chìm vào phong ba làng quê tan tác điêu linh.
Nam:Tìm người em thơ xưa cùng cắp sách chung trường.
Cây trứng cá trôi rồi nay biết tìm… tìm em nơi... nao?
VỌNG CỔ
1/ Nữ: Bốn phía mênh mông anh đến quê em trong mùa nước lũ. Sông nước Cửu Long tràn dâng miền Sông Hậu, mưa từng cơn theo gió tạt… liên… hồi.
Luống mạ vườn rau nước cuốn tả tơi rồi.
Lúa sớm chìm sâu giữa bốn bề nước nổi, con chim lạc đàn gọi bạn giữa hoàng hôn.(+)
Ôi! loài chim kia không còn tổ để nương thân, người cũng trắng tay giữa trời nước muôn trùng.
Mây xám bay về theo trận gió lê thê, những mái tranh quê bập bềnh theo lượn sóng…
2/ Nam: Gió tấp mái hiên, gió lùa vách lá. Nước mưa tuôn trộn lẫn bát cơm nghèo.
Bốn phía mênh mông cảnh vật cũng tiêu điều.
Lũ từ đâu dâng lên thành biển nước, nước tràn về trắng xóa ngập đồng xanh.(+)
Em đâu rồi? sao không đến mừng anh, để anh trơ trọi một mình nơi xóm vắng.
Chỉ thấy những cánh bèo trôi nhấp nhô trên lượn sóng, dưới trận mưa buồn buốt lạnh giữa hoàng hôn…
NHẠC
Nữ: Nước lũ dâng cao, gieo đau khổ nghẹn ngào.
Nước lũ tuôn trào, làm vườn hoang xơ xác.
Nam: Nước lũ vô tình, mang hình hài tang tóc.
Em ơi, biết em phương nào? để ngõ hồn anh tê tái.
Nữ: Cây cầu tre năm xưa hai bên đồng lúa trổ.
Mà giờ nơi đây buồn hiu hắt ướt mi môi.
Rào nhà chung sân đâu tàn trứng cá em ngồi?
Cơn lũ cuốn đi rồi đau xót này… em sao… nguôi.
VỌNG CỔ
5/ Nam: Trên chiếc cầu tre có lần em đưa anh về thăm quê ngoại. Sao nay chỉ thấy những mảnh ván thô sơ bềnh bồng trôi dạt lênh đênh theo sóng nước… muôn… trùng.
Từng đợt phù sa ào ạt chảy xuôi dòng.
Anh nhìn bóng anh chập chờn trên lượn sóng, mà cứ ngỡ là hình bóng của người xưa.(+)
Nữ: Gió giật từng hồi xào xạt khóm lao thưa, ngôi vườn cũ không còn trông thấy nữa.
Nam: Anh đến quê em như một người xa lạ, nước mắt tuôn rơi từng giọt dưới mưa chiều.(+)
NHẠC
Nữ: Cây cầu tre năm xưa hai bên đồng lúa trổ.
Mà giờ nơi đây buồn hiu hắt ướt mi môi.
Rào nhà chung sân đâu tàn trứng cá em ngồi?
Cơn lũ cuốn đi rồi đau xót này em sao nguôi.
(Về Vọng cổ)
6/ Nam: Anh đến quê em trong một chiều thu muộn, suối lệ tuôn rơi theo nước cuốn xuôi dòng.(+)
Nữ: Con chim nào buông tiếng hót thê lương.
Nam: Anh đứng im lặng giữa bốn bề nước lũ.
Nữ: Anh ơi! vật đổi sao dời.
Nam: Vắng bóng em rồi, trời đất cũng hoang sơ.(+)
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: