GIỌT LỆ ĐÀI TRANG
Nhạc: Châu Kỳ
Vọng cổ: Viễn Châu
Nhạc
Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng
Ngày xưa ai quyền quy cao sang
Em chính em ngày xưa đó, ước xây đời lên tột đĩnh nhân gian .
Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn ,
Ngày xưa ai nghệ sỹ lang thang
Anh chính anh ngày xưa đó, cũng đèo bồng mơ người... đẹp... lầu ...hoang ..
Vọng cổ:
1. Trở giấc đêm đen nghe tiếng nhạn kêu sương cuối trời lẻ bạn . Có một vầng trăng cũng âm thầm tắt lịm đêm tàn thu nghe gió quyện.. mấy.... cung ..đàn
Một mớ hành trang vẫn còn vương cát bụi bên đàng
Nhớ ngày xưa mỗi lần qua song cửa, ai cứ lặng nhìn một vóc dáng đài trang.
Đó rồi trên đường về cứ tưởng nhớ một dung nhan, hình ảnh giai nhân với hương sắc lệ kiều.
Trăng tắt lâu rồi đêm đã tàn đêm sao tiếng hát của ai vẩn lạc loài trước gió.
2. (nghỉ 12nhịp) Réo rắc cung thương như vấn vương muôn ngàn lời tâm sự, nghe tiếng mưa đêm từng giọt nhỏ bên thềm....
Mái tóc của em rũ rượi xuống vai mềm.
Tiếng hát của em sao nghe buồn bã quá hòa lẫn cung đàn nức nỡ vọng tàn canh.
Mười mấy năm trời một khoảng cánh thời gian mình những tưởng không bao giờ gặp nữa.
Thế rồi một cuộc trùng phùng cho thuyền về bến cũ, đôi bạn tình lại dạo bản đàn xưa.
Nhạc
Còn đâu đâ lá ngọc cành vàng
Còn đâu đâu quyền quý cao sang
Em hỡi em ngày xưa đó
Đến bây giờ phiêu bạt giữa trần gian
Gặp tôi vẫn tiếng nhạc cung đàn
Đời tôi vẫn nhạc sĩ lang thang.
Em nhớ xưa rồi em khóc
Tôi thoáng buồn thương dòng ....lệ...đài ...trang ...
Vọng cổ
5. Đêm ấy gặp nhau khi anh đã mõi got phong sương trở về căn gác nhỏ, và dạo lại em nghe lại bản đàn xưa nhưng tay run run và đôi mi mờ ngấn lệ bỡi thương ai vò võ ...chốn cô.... phòng
Gối chiếc chăn đơn năm tháng nhạt môi hồng.
Vắt cạn máu tim mõi mòn nhip thở anh bán cho đời tiếng nhạc lời ca.
Tiếng đàn khuya theo gió thoảng bay xa như muôn ngàn lời tâm sự gởi trao người tri kỷ
Nước mắt đêm đen lẫn nửa đời sương gió đã làm nên tiếng nhạc u hoài
6. ( nghỉ 8 nhịp)
Chưa dứt bản đàn em đã rưng rưng đôi má phấn đầm đìa hoen ngấn lệ.
Anh khẽ nói :Thôi em ơi đừng khóc nữa cho dáng liễu hao gầy cho héo úa nụ tầm xuân.
Mai mốt trên đường đời có nhớ đến cố nhân cũng như những lần đưa tiển
Em hãy nhớ những đêm đầy mưa gió đã ngồi bên nhau tâm sự với cung đàn.......
Khúc nhạc thanh bình với tiếng người yêu bay theo gió khắp nẽo đường đất nước
Đau thương buổi ấy qua rồi
em hãy tươi cười vui đón một ngày mai.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: