ĐÊM NGHE BÀI VỌNG CỔ
Tân Nhạc: Bắc Sơn
Cổ Nhạc: Viễn Châu
Nhạc
Đêm nghe bài vọng cổ... ơ... ơ... ơ
Ai đàn... dây Long Xuyên
Mưa tuôn ngoài cửa sổ... ơ... ơ... ơ
Sao động nỗi niềm riêng
Khơi dậy mối tình hoài... hương.
Điệu đàn buồn dòng sông dòng suối, có lũy tre còn thương bụi chuối ở sau hè.
Bụi tre đầu ngõ để em chờ, mẹ về chợ trưa.
Đàn như dòng thác nối thảo nguyên.
Đàn như giọt nắng rớt bên thềm.
Đàn gieo giọt đắng buổi đêm lụn , canh tàn đợi nhau.
Dòng sông nào, một bờ đất lỡ... còn một bên lỡ dở... sông bồi.
Vọng Cổ
Câu 1-Văng vẳng tiếng chim đêm lạc loài trước gió.
Dòng nước phù sa trở tình ai đó hay trở tiếng đàn khuya vọng lại giữa đêm.... tàn.(+)(+)
Nhạc về khuya sông nước cũng mơ màng.
Khói bếp nhà ai còn vương trên kẽ lá, dưới ánh trăng mờ thấp thoáng quyện mù sương.(+)
Ở nơi này 9 nhớ 10 thuơng, bởi kiếp tha phương đã mỏi gót phong trần,
Một chút tình gởi lại quê hương,
Qua tiếng cung thương não nùng trên bến vắng....
Câu 2 (12n)
Khóm trúc xanh xao gục đầu trên bến lạnh.
Trận gió tàn thu hiu hắt uyện suơng mờ.(+)(+)
Cột thác trơ vơ cô quạnh đứng mong chờ.
Ai nhớ thuơng ai qua từng cung huyệt lạnh,
Để tiếng tơ đồng hiu hút nẻo trời... xa(+)
Gửi mộng hồn theo giấc ngủ liêu trai, buồn rã rượi như nỗi sầu thiên vạn cổ.
Tiếng nhạc thê lương chập chờn trong giấc mộng, để kẻ cô phòng xao động nỗi niềm riêng......
Nhạc:
Miền quê yêu dấu... hỡi.. ơ , đêm nay nghe tiếng đàn buồn bất chợt... ký ức hiện về.
Miền quê yêu dấu... cuối...trời xa...
Của tình yêu... rặng tre... bờ đê... trong... lòng ta.
Cớ sao mà lệ trào... khi anh chợt... nhớ... ơ. ơ.
Nắng vui ngày trên dòng... sông... Hậu Giang.
Vọng Cổ
Câu 5:Trận gió tàn thu thổi về đây làm cho cành rơi lá đổ.
Lấp lánh sao khuya như nghìn đôi mắt lệ đợi chờ ai trơ chọi bóng con... đò.(+)(+)
Ai nắn đường tơ như thắt thẻo đợi chờ,
Những tiếng nhạc theo khói trầm thoang thoảng, cho những cung đàn tâm sự đẫm mùi thương(+)
Ai đã từng làm một khách viễn phương, mới thấy lòng ray rứt khi nghe từng tiếng nhạc.
Những tiếng nhạc như nỗi sầu vạn cổ, qua những dư âm nức nở giữa đêm tàn.
Nhạc:
Bỗng chiếc xuồng em chèo... khoan thai điệu múa.
Biết em về nơi nào, chèo mau đi kẻo tối.
Có một người trễ phà... đau cuộc tình lỡ... ơ...
Trú mưa chờ đợi phà... thương bài vọng cổ.
(Về vọng cổ)
Em ơi tiếng võng nhà ai đều đều sau vách lá, có phải cô em đang nhớ bóng thương hình.(XỀ)
Tháng hết năm tàn nơi đất lạnh trời xa,
Miền đất lạ loạc loài thân lữ thứ.
Nửa khuya thao thức một mình,
Nghe câu vọng cổ nặng tình quê hương.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: