CHIỀU CUỐI TUẦN
Lời nhạc: Trúc Phương
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nam: Em ơi, tôi lên đường phố cũ tìm em chiều hẹn hò
Cho nhau niềm vui cuối tuần, vì hơn mấy lần...
Vắng em chờ kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn
Nữ: Ai quên ai, khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi
Nam: Em ơi, dù hai chúng mình, mộng xưa khó thành
Biết nhau chiều hôm nay ...xin nhớ...mãi về sau....này...
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nữ: Tơ liễu sầu ai trước gió bay bay theo mớ tóc mây của người trinh nữ. Em chờ lâu sao anh chẳng đến để cho lòng em buồn như bóng liễu rũ tơ...sầu. Em đứng trầm ngâm trông lá rụng bên cầu.
Nam: Một tuần nữa thêm là một lần lỗi hẹn, em để bạn tình chờ đợi bởi vì đâu.
Nữ: Lá me buồn rơi theo trận gió đầu thu, chiều bơ vơ sầu lại càng sầu, bước ngập ngừng qua lối cũ đường xưa, bóng nhỏ ngại ngùng trên thềm rêu lá đổ.
Câu 2:
Nam: Một buổi chờ mong dài bằng thế kỷ, dòng lệ từ đâu chảy xuống đọng mi buồn.
Nữ: Chiếc lá vàng thu hiu hắt rụng trên đường.
Nam: Từng bước lẽ loi giữa một chiều hoang lạnh, khi bốn phương trời tắt lịm nắng hoàng hôn.
Nữ: Tiếng giày khua như đếm nhịp thời gian, lệ ràn rụa hoen bờ môi mắt biếc.
Nam: Phố cũ thênh thang sao dạ sầu da diết, thu đến bao giờ xào xạc lá vàng bay.
NHẠC :
Ghi vào đời hình bóng một người
Đôi lúc chân mơ giầy khua lối nhỏ
Tâm tư bâng khuâng nghe chiều biệt ly
Theo khuất nẻo người đi
Khi tôi đưa chân
Người tôi mến tạm xa biệt kinh thành
Mong sao đừng quên mỗi lần, chiều qua cuối tuần
Có tôi đợi trông anh, khi phố cũ vừa lên đèn.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nam: Em ơi tôi như ông lái đò ngồi ngắm nước tràng giang mãi mãi đi không bao giờ trở lại, cũng như người bạn tình chung đã thành người lữ khách, đã sang ngang để bến đợi sông ...chờ. Nước mắt đơn côi nhỏ xuống tự bao giờ.
Nữ: Cầm chiếc khăn tay thấm dòng dư lệ, chiều cuối tuần sao trống trải bơ vơ.
Nam: Thôi rồi tàn một giấc mơ
Hôm xưa hò hẹn bây giờ lìa nhau.
Nữ: Cuộc tình như giấc chiêm bao
Nỗi sầu duyên kiếp nỗi đau riêng mình.
Câu 6:
Nữ: Anh đi rồi như lá thu xa rừng thẳm, nhớ còn đò bỏ bến ngược Trường Giang, có bao giờ nhớ tiếng hát môi em, hay kỉ niệm cũ chôn vùi vào trong dĩ vãng, chiều cuối tuần vẫn bơ vơ mình em đứng, mỏi mắt mong chờ môi thắm nhạt màu son, mớ tóc em bay tơi bời theo bóng liễu, liễu bâng khuâng mái tóc cũng vương sầu.
Nam : Anh đứng trên cầu như dòng nước trôi xuôi, như lời hứa hẹn đã trôi dần theo sóng nước.
Tơ duyên thẹn tủi cho mình
Bởi quá chân tình nên suốt kiếp bơ vơ.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: