HÀN MẶC TỬ
Viễn Châu
Thơ:
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ.
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình riêng ước hẹn hò.
Nhạc:
Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà, Nhớ câu chuyện xưa. Lầu ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua, ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng. Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở giữa trời sương. Lá rơi rơi đâu đây, sao cứ ngỡ bước chân người, tìm về giữa đêm buồn.
Đường lên dốc đá, nhớ xưa hai người, đã một lần đến. Tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng, cuộc sống phế nhân. Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết. Trách thay cho tơ duyên, chưa thắm nồng đã vội tan. Hồn ngất ngây điên cuồng, cho trời đất cũng tang thương, mà khổ đau niềm riêng.
Vọng cổ
1/ Mộng Cầm ơi! gió vào thu hồn ta như ớn lạnh, nửa mùa trăng nhân ảnh đã phai … rồi. Mượn vần thơ tiếng nhạc để thay lời … Bến cô đơn đón chào người trở lại, kết hoa bằng pháo cưới ngập đường xưa. Lầu ông Hoàng đành vắng vẻ tiêu sơ, đất Qui Nhơn lịm kiếp phế nhân rồi. Tiếng chim kêu nức nở dưới trời sương, như xót xa giùm nỗi đau Hàn Mặc Tử.
2/ Lá rơi rơi trên đường lên dốc đá. Ngỡ chân ai trở lại nửa đêm buồn ... Hồn đê mê ta ngỡ quá điên cuồng ... Biết làm sao cho mình khỏi đói, toan bán chuyện tình và bán cả vần trăng. Hồn điên cuồng trời đất cũng tang thương, nghe đau khổ gậm mòn trên thể xác. Trăng vàng mọc nằm yên trên cành liễu, nhìn trăng mà khôn xiết ngậm ngùi trăng.
Thơ: Máu đã khô rồi lệ cũng khô
Hồn ta đã chết tự bao giờ.
Từ đây trong gió trông mây gió
Lời thảm thương giờ khắp nẻo mơ.
Vọng cổ
5/ Hàn Mặc Tử ơi ! đêm nay người có âm thầm nghe trăng vỡ, để hồn tan theo xác lá xa … cành. Cạn vần thơ giấc mộng vẫn chưa thành ... Làm sao giết được người trong mộng, để trả thù một kiếp sống buồn thương. Trời ở đây không có một mùa xuân, cũng không có niềm trăng và ý nhạc. Chỉ có một tâm hồn u uất, uống cạn vần trăng để ngây ngất quay cuồng.
Nhạc:
Đường lên dốc đá, nhớ xưa hai người, đã một lần đến. Tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng, cuộc sống phế nhân. Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết. Trách thay cho tơ duyên, chưa thắm nồng đã vội tan. Hồn ngất ngây điên cuồng, cho trời đất cũng tang thương, mà khổ đau niềm riêng.
6/ Trời đất tang thương hồn tôi còn ớn lạnh, khi ngàn sao đã rụng xuống lưng đồi. Mộng Cầm ơi! tôi biết tỉnh hay mơ, hồn ngây ngất giữa giờ hấp hối.
Run run tôi viết tên nàng, ai mua trăng vàng tôi bán trăng cho ./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: