NGƯỜI MẸ MÙA LY LOẠN
Viễn Châu
Lối
Sương mờ rơi, gió vi vu
Sông Nhật Tảo gió đùa muôn xác lá, cờ địch quân ngạo nghễ dưới sương mờ...
Đi, đi..., chớ nệ chi cảnh biệt ly, dòng sông tràn máu tham tàn...
Người Việt Nam, nước Việt Nam, gương tổ tiên muôn đời lưu dấu.
Thề hy sinh rạng cứu sơn hà, đâu nệ phong ba.....
Vọng cổ
1. Sông Nhật Tảo gió đùa muôn xác lá, súng xâm lăng từng tiếng nổ vang (ư+++)... trời. Mẹ tôi đau trầm kha trên giường bệnh đã lâu rồi. Tuy mỏi mòn hơi thở nhưng nụ cười vẫn nở giữa vành môi. Con ơi, con hãy đi đi, giết giặc cứu sơn hà dù mẹ đây có nhắm mắt quy tiên cũng được an ủi thân già, bởi mẹ có được một đứa con biết vẹn gìn chí cả.
2. Con đừng băng khuăng vì tình mẫu tử, hãy nghe mẹ đây khuyên nhủ đôi lời. Thân mẹ giờ đây tỉ như chiếc đàn con đã cạn dầu rồi. Mẹ đặt hết niềm tin tưởng với tuổi già cận địa viễn thiên, đó là mẹ chỉ mong sao đứa con của mẹ sẽ noi dấu tiền nhân vì nghĩa cả lưu danh hậu thế, đừng bận lòng vì bệnh căn của mẹ, hãy xem việc nước nhà trọng đại còn hơn
Lối
Gió ngàn vi vút thổi,
Đầu non nguyệt đã tàn
Rang dền trống điểm sang ba
Đèn khuya in bóng mẹ già héo
Vọng cổ
5. Chiếc tàu Tây uy nghi nằm giữa dòng sông rộng như ngạo nghễ những tấm lòng trai đang sôi cuộn máu căm (ư+++)... hờn. Con từ biệt mẫu thân khi mẹ đang hấp hối trên giường. Con đi chắc không bao giờ trở lại khi mẹ già gặp tuổi ốm đau. Lên đường mà dạ nao nao, quay đầu nhìn mẹ lệ trào rưng rưng. Con thề lập lấy đầu công trên dòng Nhật Tảo giết quân tham tàn.
6. Tàu giặc có thần công đại bác, còn giữa đám nghĩa quân chỉ có mấy bó rơm khô tẩm với lưu hoàng, nhưng chí quyết hy sinh thì dầu cho sinh tử có chi màng. Khi đến giờ quyết định khắp bốn bề pháo lệnh nổ vang trong khói súng mờ bay. Con thấy phảng phất hình bóng mẹ già với những lời nghiêm huấn, con lăn xả vào đám Pháp quân như người điên loạn làm cho máu xâm lăng nhuộm đỏ giang hà. Tàu xâm lược từ từ chìm đáy nước, xác quân thù ngang dọc giữa dòng sông. Khúc khải hoàn vang dậy một góc trời đông, làng Nhật Tảo hò reo mừng chiến thắng. Trăng non vừa khuất bóng con đã về đến mái liều tranh. Mẹ ơi con đã lập được chiến công nên về thưa với mẹ. Mẹ tôi nắm lấy tay tôi rồi từ từ nhắm mắt, tôi quỳ bên xác mẹ mà rưng rưng suối lệ chan hòa. Mẹ ơi, sao mẹ không sống với con để cùng chung hưởng ngày vui chiến thắng.
Sau khi nhắm mắt qua đời,
mẹ tôi vẫn nở nụ cười trên môi.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: