LÒNG MẸ
Nhạc: Y Vân
Vọng cổ: Viễn Châu
Tân nhạc
Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng sữa hiền ngọt ngào
Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu
Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ
Lời ru man mác êm như sáo diều dập dờn
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ..thơ
Vọng cổ
Mẹ đến đón con khi mái trường làng vừa vừa vang lên tiếng trống, mẹ nắm tay con qua chiếc cầu tre lắc lẻo cuối trời xa lãng đảng bóng mây... chiều. Trận gió tàn đông lá úa rụng thêm nhiều, trên vai của mẹ nặng nề đôi quang gánh theo những lối mòn nơi xóm nhỏ đầu thôn.
Trên đường về một mẹ một con đôi bóng lung linh gờn gợn dưới chân cầu, mẹ mỉm cười nhìn theo dáng con đi mái tóc trẻ thơ rối bời trước gió.
Mẹ góa con côi tháng ngày đạm bạc, sống hẩm hiu qua hai bữa cơm nghèo dưới túp lều tranh trong mưa gió tiêu điều. Bàn hờ tổ tiên khói hương phảng phất gió giật từng hồi lạnh lẽo tiết trời đông.
Tân nhạc
Thương con thao thức bao đêm trường
Con đã khôn lớn mẹ hiền vui sướng biết bao
Lặn lội cheo leo nuôi con đến ngày lớn khôn
Vọng cổ
Tiếng muỗi vo ve trong khi em đang học bài bên khung cửa sổ, dưới ngọn đèn khuya mẹ ngồi đan áo để cho con đỡ lạnh buổi đông về, Gió thổi lao xao lá úa rụng bên hè, Tần tảo nuôi con không ngại gì gian khổ bởi có tình thương nào bằng tình mẹ thương con, trăng ngà lấp lánh đầu non, gió đưa từng chiếc lá vàng rụng rơi ôn tồn mẹ bảo con ơi, con ngủ sớm để mai đến trường.
Ca nhạc
Dù cho mưa gió không quản thân gầy mẹ hiền
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu muộn phiền
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm
Tiếng ru mẹ hiền êm đềm năm tháng triền miên
Ca cổ
Mẹ áp má con như chuyền qua hơi ấm giữa đêm đông mưa gió lạnh lùng
Khi nghe tiếng gà dục dã báo tàn canh mẹ thức dậy để đưa con đến lớp
Ai ơi hãy nhớ bên đồng, trời biển muôn trùng như tình mẹ bao la.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: