TẦN QUỲNH KHÓC BẠN
Soạn giả Viễn Châu
Lối:
Nghe hung tín Nhị Ca đà thọ khổn
Hồng Đào San em quay ngựa trở về đây
Kìa! Giữa pháp trường cát bụi mù bay
Quân đao phủ sắp ra tay hành quyết.
Vọng cổ:
1/ Khoan khoan, hãy để anh cạn phân đừng giết oan một trang hào kiệt, nghe lời anh đình thủ bớ La ... Thành.
Thôi rồi một lưỡi gươm đưa đã dứt mạng anh hùng. Đơn Nhị Ca ơi! Còn đâu một đời ngang dọc, quyết vẫy vùng cho rõ mặt núi sông. Nhớ năm xưa cùng nhau thề câu chị ngã em nâng, dẫu tử sanh quyết vẹn nghĩa kim bằng. Thế mà hôm nay u hiển đôi phang, giữa pháp trường chia tay vĩnh viễn.
2/ Thủ cấp đã rơi trên thảm cỏ xanh nhưng đôi ngươi còn mấp máy, có phải chăng oán Đường Vương và hận kẻ vong thề. Nghe hung tin em vội vã quay về. Trễ phút giây anh đã ra người thiên cổ. Lòng dạ nào em chẳng tái tê. La Thành ơi! Em tệ làm chi, nỡ xuống tay giết người bạn cũ. Dầu không thương em cũng đừng nên hạ thủ. Giết kẻ thù chứ giết bạn đành sao?
3/ Nhị Ca ơi! Chén rượu đoan thề hơi men còn phảng phất đầu môi. Trên lối hoạn đồ muôn nẽo ngược xuôi, anh mang chí cả mong đạp thành phá lũy. Nhưng trời không tựa lòng người dũng sĩ, nên giữa trận tiền, anh phải chịu sa cơ. Ai còn bày ra chi cuộc tống tữu đau thương, lễ đưa tiển rượu đào pha nước mắt. Chén rượu năm xưa kết giao tình bạn hữu, chén rượu ngày nay dứt đọan nghĩa kim bằng.
Lối:
Hùm dầu thác danh thơm còn chói rạng
Sá chi điều mũi đạn lằn tên
Ơn Nhị Ca bảo bọc mấy năm trường
Công hoạn dưỡng chưa báo đền muôn một.
Vọng cổ:
4/ La Thành ơi! Anh trách em sao ở ăn quá nghiệt, nỡ vung gươm giết thác bạn anh ... hùng.
Chữ đồng tâm em bẻ gãy cho đành.
Không nhớ năm xưa nơi Tam Hiền Quản khắc máu ăn thề, kết nghĩa đệ huynh. Thế rồi Nhị Ca bỏ ra đi theo Thập Bát Phản Vương. Không cùng chí hướng nên ai lo thờ chúa nấy. Người sao đặng trọn trung trọn hiếu, còn người phải cam chịu án bêu đầu .
5/ Nhớ năm xưa khi sang nhà em chúc thọ, cũng tại Trình Giảo Kim mới có chuyện căm hờn. La đệ tuổi thanh xuân nên tánh khí can cường. Trong khi ăn thề thích huyết, máu của hai người chẳng chịu trào tuôn. Đó là đềm trời xui trong nhóm đệ huynh, có hai kẻ tính tình không hòa hợp. Thế rồi khi lên Hồng Đào San chiêu an Tam Kiệt, em về đến nơi thì sự thế muộn màng.
6/ Đơn Nhị Ca ơi! Ôm thây anh máu thắm nhuộm chinh y. Lòng tiểu đệ thêm não nùng chua xót. Nhớ đến câu "Tiền đồng tịch, kim bằng cộng lạc, hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh". Đấng anh hùng đâu ngại lẽ tồn vong, nhưng chết tức tưởi ngàn thu còn di hận. Em cầu chúc hương hồn anh sớm tiêu diêu miền lạc cảnh, bởi có câu "Sanh vi tướng tử vi thần". Kiếp này đây mộng đồ vương, anh không được đắc kỳ sở nguyện, em tin tưởng sau này, anh sẽ trả hận thù trong kiếp lai sinh.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: