HẰNG NGA - HẬU NGHỆ
Soạn giả: Viễn Châu
Nhạc:
(Hằng Nga)
Hằng Nga buông ánh tơ
Dường như say đắm ru ai trong giấc mơ
Trời khuya thấp thoáng hơi sương - lòng mang muôn mối tơ vương - làm sao quên hết bao nhớ thương
Từ đây theo ánh trăng
Đời em vui chốn tiên cung xa thế gian
Từ lâu quen sống bên nhau - tình xuân như giấc chiêm bao - ngày nay xuôi khiến duyên rã rời.
Chàng ơi! Kìa ai không biết giữ ý dân củng cố ngôi đế vương
Chàng gieo tang tóc để chúng dân khắp nơi oán than
Đành quên những buổi đôi ta còn gặp cảnh nghèo đói cơ hàn...
(Hậu Nghệ)
Trời khuya cơn gió lay
Hằng Nga xa vắng để ta thương nhớ ai
Ngày đêm thổn thức tư lương - lòng mang muôn mối tơ vương - làm sao quên hết bao nhớ thương ...
(Hằng Nga - Vọng cổ)
1- Bệ Hạ ơi! Trước bão tố phong ba xin Bệ Hạ hãy mau mau tỉnh mộng, để nghe tiếng của thần dân lẫn trong tiếng trống kinh ... hoàng. Dân chúng vào đây để đòi lại chiếc ngai vàng. Họ bảo rằng sau mấy năm trời đăng đẳng, Bệ Hạ chỉ đắm mình trong tửu sắc truy hoan. Riêng thiếp thần xin từ giã thiên nhan bay về nơi Quảng Hàn cung xa thẳm mịt mờ. Tình nghĩa phu thê nay đã phủi rồi mười năm chăn gối.
2- Hãy quên thiếp đi đừng tưởng mơ thời xa cũ, trong thuở hàn vi nắng phủ mái tranh nghèo. Vợ chồng ta sống hẩm hiu với nắng sớm mưa chiều. Thiếp hái rau bắt ốc những mong chàng hoạn lộ thành danh. Thế mà được sang giàu xa mã gấm nhung, chàng đã làm gấm vóc Sơn Hà điêu đứng. Thôi thì duyên ba sinh hãy xem như giấc mộng, thiếp cam đành giả bạn tình chung.
(Hậu Nghệ - lối)
Hằng Nga ơi! Tiếng trống giục như hồn oan từ vạn kỷ
Trở về đây đòi lại nợ tiền khiên
Cũng bởi ta làm Vua chỉ cậy ở uy quyền
Nên người ngọc và thần dân đều xa lánh.
(Hằng Nga - thơ)
Ngân Hà một dãy sương thu lạnh
Cung Quảng còn mơ vạn lý tình
Đêm ấy trăng soi miền hạ giới
Thương người lận đận bả hư vinh.
(Hậu Nghệ - Vọng cổ)
5- Hằng Nga! Hằng Nga ơi! Trong khi nàng bỏ ta để trở về nơi khoảng trời mây vô tận thì cõi lòng ta cũng vừa tắt lịm lửa tham ... tàn. Ta muốn phá vỡ cả Hoàng Cung gấm lụa huy hoàng. Chứ giữa Cung son điện ngọc vò võ một mình ta sống với ai đây. Nơi Vọng Nguyệt lầu quạnh quẽ sớm trưa, đời của một vị Vương Đế đã trở thành vô vị. Thế mới hay dù quyền cao lộc cả cũng vẫn bị tình yêu xâu xé tâm hồn.
6- Hằng Nga ơi! Thần dân đã oán ghét căm thù một triều đại bất nhân, dân chúng xôn xao cả hoàng thành đang bao phủ trong dầu sôi lửa đỏ. Họ đợi chờ ta trả lời những hành vi tham tàn buổi trước, thế mà Hằng Nga nàng lại đành đoạn bỏ ra đi. Nhớ năm xưa khi trong tay còn đủ quyền uy, chín vầng mặt nhựt cung thần ta bắn rụng. Thế mà hôm nay trước lòng dân công phẩn Hậu Nghệ này đây mạng sống nan toàn.
Hằng Nga ơi! Nàng về nơi cung Quảng xa xôi, hãy chờ đợi linh hồn Hậu Nghệ. Tiếc chi một chiếc ngai vàng, của dân kết cuộc lại hoàn cho dân.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: