MƯA TRÊN PHỐ HUẾ
Nhạc: Minh Kỳ - Tôn Nữ Thụy Khương
Vọng cổ: Viễn Châu
Nhạc:
Nam:
Chiều nay mưa trên phố Huế
Kiếp giang hồ không bến đợi
Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài, cho lòng nhớ ai!
Nữ:
Ngày chia tay, hôm nao còn đây,
Nước trên sông Hương còn đầy,
Tình đã xa, gió mưa u hoài, mắt lệ ngấn dài.
Nam:
Chiều mưa trên kinh đô Huế,
Tiếng mưa còn vương kỷ niệm,
Ngày quen nhau dưới chân Thiên Mụ, em còn nhớ không?
Nữ:
Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà.
Chiều thiết tha, có anh bên mình…, mà ngỡ hôm … qua.
Vọng cổ:
1/ Nam: Hò… ơ…ơ mưa chợ Đông Ba mưa qua Gia Hội, ai về thành nội ai đợi Văn Lâu. Giọt mưa còn nặng nỗi sầu, sông Hương muôn thuở ơ..ơ …còn sâu … ân … tình.
Thượng Tứ chiều nay ai có đợi mình. Chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng che mặt, mái tóc thề theo gió bay bay.
Em e thẹn như ngày mình mới gặp, e ấp cuối đầu má đỏ hây hây.
Mai mốt này nếu phải chia tay, chắc nước sông Hương đong đầy thương nhớ.
2/ Nữ: Những chiều hò hẹn cùng nhau sóng bước, mưa lá me theo gió la đà. Ngày mình chia tay mưa bụi hắt hiu buồn.
Trên phố cũ một mình em đếm bước, cầu Trường Tiền như dài nỗi bơ vơ. Những buổi đi về chẳng đón không đưa, nghe câu mái đẩy thêm chạnh lòng thương nhớ.
À… ơi, mưa bụi gió bay trời đày hai đứa, à ơi… lạc loài hai phương.
Nhạc:
Nam:
Hò… ơ… ơi hò. Chiều mưa phố buồn,
Chiều mưa, phố xưa u buồn, có ai mong đợi
Một người biền biệt nơi mô
Để nhớ với thương một người.
Nữ: Chiều nay mưa trên phố Huế
Biết ai đã quên ai rồi
Hạt mưa rơi, vẫn rơi rơi đều cho lòng u hoài.
Nam:
Ngày xưa mưa rơi thì sao?
Bây chừ, nghe mưa thì buồn
Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng…, làm mình cô … đơn.
Vọng cổ:
5/ Nữ: Chiều nay mưa rơi dài trên phố Huế, hàng cây sầu đông ngã nghiêng trong gió như cũng xót xa oằn oại nỗi … thương … sầu.
Từng giọt mưa rơi như từng dòng lệ nghẹn ngào.
Tiếng ai hát à ơi trong gió, nghe não nùng bi thiết làm sao.
Nam:
À ơi, chim xa rừng còn thương cây nhớ cội, người xa người tội lắm người ơi. Thà rằng không biết thì thôi, biết rồi mỗi đứa mỗi nơi, à ơi… ơi… thêm buồn.
6/ Nam: Phố cũ mưa bay cho dài cách trở, xa vắng nhau rồi thương nhớ khôn nguôi. Mùa mưa nào hai đứa vẫn chung đôi, gió thổi mạnh nhưng đôi lòng vẫn ấm. Mà giờ đây người xa vời thăm thẳm, kẻ âm thầm đếm từng giọt mưa rơi.
Nữ: Bây giờ hai đứa hai nơi
Mình em hiu quạnh những ngày mưa rơi.
Người đi biền biệt phương mô
Để thương, để khổ, sầu cho một người.
Nam:
Chiều chiều dạo bến phú Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm.
Ai thương, ai cảm, thuyền ai lơ lững trên sông
Nghe câu máy đẩy mà chạnh lòng nhớ thương.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: