MƯỜI NĂM TÌNH CŨ
Nhạc: Trần Quảng Nam
Vọng cổ: Viễn Châu
NHẠC
Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên
Như mưa bay đi một trời thương nhớ
Em ơi ! Bên kia có còn mắt buồn?
Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Nhưng em yêu ơi ! Một vùng ký ức
Mãi gọi tên em cả một trời yêu
Cả một trời yêu bao giờ trở lại
Ôi ! Ta xa nhau tưởng chừng như đã
Ôi ! Ta yêu nhau để lòng cứ ngỡ
Tình bất phân ly - tình vẫn như mơ
Đành nhủ lòng thôi giã từ kỷ niệm
Cho qua bao năm mộng buồn quên dấu
Nhưng sao bao năm ngày dài qua mãi
Trong anh hôm nay thấy tình còn đây
VỌNG CỔ
1. Đếm bước lang thang một mình qua ngõ vắng, Lối nhỏ vào thôn nhìn lá vàng rơi rụng rồi bay theo gió lộng cuối …chân… trời.Tia nắng hoàng hôn cũng khuất dạng sau đồi. Trời mới sang thu sương mờ giăng khắp lốiTôi cứ ngỡ đông về gió động lá vàng rơi(-) Mỗi bận chiều về tôi buồn lắm em ơi Từng giọt mưa thu thêm lạnh buốc vai gầy Tháng hết năm tàn tôi chờ đợi ai đây Mà suốt mấy mùa thu cứ thương hình nhớ bóng(-)......
DẶM
Thu sang buồn lắm bạn tình ơi
Mái tóc giờ đây trắng cả rồi
Xuân mãn hè sang thu lại đến
Đường về chỉ có một mình tôi…
5. Em ơi đời tôi giờ đây như chim chiều lẻ bạn Kỷ niệm ngày xưa vẫn chất nặng bên lòng.Nhớ mắt em xanh, nhớ má em hồng. Nhớ mái tóc thơm mùi hương dạ lý, Nhớ đôi vai mềm đêm vắng tựa vào nhau(-) Đã bao lần tôi muốn mượn giấc chiêm bao Để mong gặp lại người tình bên gối mộng Nhưng vừa chợp mắt thì trời đà hừng sáng Chỉ nghe tiếng đỗ quyên gọi bạn suốt đêm trường.(-)
NHẠC
6. Mười năm cách biệt tình đành quên lãng
Như mây như mưa bay đi muôn phương
Nhưng em yêu ơi! Một dòng thư cũ
mãi còn trong tôi - một đời cuồng si
VỀ VỌNG CỔ
Năm tháng trôi qua chưa xóa mờ nhân ảnh Nên suốt mười năm vẫn nhớ bóng thương hình(-) Ôi trận gió sang mùa hiu hắt tại thềm hiên Mưa lất phất như oán hờn nhân thế
Đêm đêm gối chiếc mơ màng
Mộng cũ chưa tàn nên tình cũ chưa phai./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: