NỬA ĐÊM SẦU HẬN
Sọan giả Viễn Châu
Nhạc:
Anh ơi ! Nếu mộng không thành thì thôi
Mưa bay gió tạt cánh hoa tàn rồi
Đường trần mịt mùng tưởng đã thành đôi
Đâu ngờ hai ngã vĩnh quyết muôn đời.
Trăm năm lỗi hẹn duyên đầu cùng ai
Đôi ta ước nguyện kiếp sau còn dài
Hình hài gầy mòn mặc gió mưa phong
Phút giây chia lìa lở câu vợ chồng .
VỌNG CỔ :
1. Trời ơi ! trống đã sang ba em vẫn nằm trơ ngòai mái hiên lạnh lẻo, chạnh niềm riêng thắt thẻo cả gan... lòng.
Trăm đắng ngàn cay cũng bởi quá thương chồng.
Thân nử nhi mười hai bến nước. chỉ có riêng mình là chịu cảnh long đong . Bên mái hiên gió tạt mưa phong, một chiếc khố che thân, một cành lá gối đầu em chịu đựng làm sao? giữa đêm trường sương chan tuyết phủ...
2. Mẹ cha ơi ! từ lâm sơn, mẹ cha lặn lội xuống thăm con, thân già nua mắt không ráo lệ, ngậm ngùi thương số phận của con mình … Ôi não nùng thay câu phụ tử chi tình. Cha mẹ hãy về đi đừng tiếc thương con nữa hãy cầm bằng như hòn máu bỏ rơi. Bởi mẹ chồng chẳng dạ xót thương nên con trẻ phải chịu nhiều cay đắng. Buổi đầu xanh sớm mang nhiều lận đận chẳng qua là số phận hồng nhan.
THƠ VÂN TIÊN :
Mẹ cha mang nặng đẻ đau ,
Hiếu trung chưa trả công lao chưa đền
Làm con chưa đáp thâm ân
Nỡ nào gieo việc chẳng lành mẹ cha .
Lối:
Nghe gió động lá vàng khô xào xạt
Tưởng đâu chàng lẻn bước đến thăm em
Chàng ơi! Chàng nằm trong nệm ấm chăn êm
Em tê tái giữa đêm trường gió lạnh .
Vọng cổ:
5. Mẹ ơi! Mẹ hành hạ thân con đến đổi tuôn rơi dòng máu thắm, con cũng cắn răng không óan hận huyên... đường.
Một kiếp làm dâu là một kiếp đọan trường.
Bến nhân duyên cầu đà lỡ nhịp, bởi số ba đào còn thiếu một tình thương. Ai đã từng sống kiếp dâu con và có nếm trải mọi mùi cay đắng . Hãy cảm thông dùm Xuân Nương đầy khổ hận một đời hoa cũng bởi quá thương chồng.
Nhạc:
Trăm năm lỗi hẹn duyên đầu cùng ai ?
Đôi ta ước nguyện kiếp sau còn dài
Hình hài gầy mòn mặc gió mưa phong
Phút giây chia lìa lở câu vợ chồng .
6. Anh ơi ! có nhớ Xuân Nương người vợ hiền bạc phước, hãy rưới dùm em lệ thắm đôi dòng.
Dưới nắm cỏ xanh là nơi chôn chặt một đời hồng nhan bạc số.
Trăm năm duyên kiếp không thành
Ngàn năm một khối hận tình chưa tan.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: