CHIỀU MƯA ANH VỀ
Lời nhạc: Tấn An
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Lặng lẽ ngoài kia mưa chiều đã về.
Vào đêm hắt hiu ánh đèn thương nhớ
Người từ nơi xa xôi về đây
Mà sao mưa còn bay bay
Hành trang còn kín bờ vai
Người ngỡ ngàng thấy anh về âm thầm
Để cho gác sương bỗng tràn hơi ấm
Nụ cười đầu môi anh khẽ nói
Về thăm em chiều nay thôi
Sông hồ mai sớm lại đi...
Sông hồ mai sớm...lại đi...
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Lặng lẽ mưa rơi trong một chiều bão tố, em có tựa rèm thưa đứng đợi cố nhân về... Lối cũ đường xưa lặng ánh trăng thề. Hãy chỉ cho tôi lối về xóm nhỏ, để khỏi ngỡ ngàng qua mấy nhịp cầu tre. Mấy năm rồi mưa gió lạnh sơn khê, tôi về đây rời rã gót giang hồ. Nhớ quê nhà tôi trở lại tìm em, lẽ bước ngập ngừng qua đường xưa lối cũ.
Câu 2:
Những chiều mưa gieo nỗi sầu cô quạnh. Anh biết tình em đã lạnh mấy thu rồi... Từ độ người ra đi biền biệt ở phương trời... Giọt mưa rơi đã xoá mờ nhân ảnh. Chuyện chúng mình kể lại một lần thôi, nhắc làm gì nước chảy hoa trôi. Thuyền định mệnh chưa quay về bến hẹn, thu trước anh đi thu này chưa trở lại. Mấy thu rồi vẫn là đợi là mong...
THƠ:
Hỡi người lữ khách không nơi trọ
Lỡ bước đường xa lạ phố phường
Mưa gió quê người phai sắc áo
Người yêu đâu nữa để mà thương
TAO ĐÀN:
Những buổi chiều mưa ai chẳng lạnh
Lòng không rười rượi nhớ quê hương
Cánh chim bạt gió về đâu nhỉ
Lá đổ rưng rưng rụng xuống đường.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Em ơi đừng buồn chi cho đời thêm cô quạnh. Cho chiều hoang mưa gió lạnh khuê phòng... Lạnh hoàng hôn lạnh cả tiếng tơ đồng... Một chiều mưa bên cung đàn ước lệ. Có kẻ gục đầu đang thầm gọi cố nhân, chiều nay khi em đang chập chờn trong giấc ngủ cô đơn. Anh sẽ mang gói hành trang trở về chốn cũ. Khi vườn hoa xưa đã hương tàn cánh rũ .Mà người tôi yêu vẫn ấp ủ thương sầu...
4 NHỊP VÔ NHẠC:
Dù muốn dù không mưa còn giăng mờ
Đời trai gió sương vẫn mộng sương gió
Đừng buồn nghe em khi mình xa
Thời gian vẫn còn trôi qua
Em chờ anh cuối đường hoa
VỌNG CỔ:
Câu 6:
Đời của em là năm chờ tháng đợi. Còn đời của anh là mưa gió phong trần...
Gió mưa buồn trút lạnh xuống trần gian. Người trở lại với cung đàn ướt lệ,
Chiều mưa lặng lẽ anh về. Đàn xưa đã lỡ nhịp hương thề chưa phai...
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: