CÔ LÁI ĐÒ
Thơ: Nguyễn Bính / Lời nhạc: Nguyễn Đình phúc
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nữ: Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kìa
Nam: Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nguyện thề
Trên bến cùng ai đã nguyện thề.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nữ: Lữ khách ơi, đò đã sang ngang thuyền vừa cập bến. Gặp gỡ hôm nay rồi vội vàng cách biệt, cuộc trùng quang biết hẹn đến bao giờ....Bến nước Tô Giang phẳng lặng như tờ, xin đừng để hoa tàn liễu rũ, tháng đợi năm chờ mòn mỏi một thời xuân, Em sẽ khơi bếp than hồng nhóm lữa đêm đông, để chờ ai mỏi gót quay về, trên bước giang hồ cách mấy sơn khê, xin đừng quên cô lái đò buổi trước.
Câu 2:
Nam: Cô lái ơi một gói hành trang nhuộm đường gió bụi, chút tình riêng xin gởi lại nơi này, tay nắm bàn tay mình ước hẹn buổi sum vầy, xuân năm sau khi ngàn mai nở rộ, thì kẻ giang hồ này sẽ trở lại bến đò xưa, cũng buổi chiều tàn rồi ngả bóng hoàng hôn, khi nghe có tiếng gọi đò trên bến vắng, nàng hãy đưa tôi về nơi mái ấm, bên bếp lửa hồng ta kể chuyện ngàn sau....ơ
NHẠC:
Nữ: Thế rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Nam: Đã mấy lần xuân xa cách mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông
Nữ: Xuân này đến nữa là ba xuân
Đốt lữa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ôm cầm chờ đợi mãi
Cô đành thôi hết nhớ tình quân.
Câu 5:
Nam: Rồi một chiều kia kẻ lãng du trở về nơi bến lạnh, sao chỉ thấy con sông đìu hiu cô quạnh bến cũ giờ đây đã vắng bóng con... đò....Sóng nước trầm ngâm như thắt thẻo đợi chờ, lá úa thi nhau rơi đầy dưới bến, có phải giọt lệ sầu tưởng nhớ bóng người xưa, vội vàng chi khi trời mới nổi gió đông, nàng đã vội ôm cầm sang xứ lạ, bỏ cây đa cũ tiêu điều nơi bến đá, khách sang sông ngơ ngẩn nhớ con đò.
NHẠC:
Nam: Bỏ thuyền bỏ bến bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Nữ: Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông.
Câu 6:
Nam: Vắng bóng cô em đất trời còn quạnh quẽ, mặt nước Tô Giang cũng lặng lẻ u buồn.
Nữ: Có tiếng ai hò não nuột bên sông, như khêu gợi nỗi sầu người lữ khách.
Nam: Hò...ơ, Trăm năm lỗi tiếng hẹn hò
Cây đa còn đó nhưng con đò khác đưa./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: