CÔ LÁNG GIỀNG
Lời nhạc: Hoàng Quý
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nam: Hôm nay trời xuân bao tươi thắm.
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà.
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi.
Tôi đã hình dung nét ai đang cười.
Nữ: Em mơ trời xuân hoa tươi thắm.
Đôi mắt trong đen màu hoa huyền.
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dần trôi
Xao xuyến nỗi niềm... yêu.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nam: Mỏi gót phiêu linh anh trở về thăm làng xưa cảnh cũ, qua ngõ nhà em thấy cánh ô môi tươi cười trước gió mà nghe con tim vời vợi thương... sầu. (-)(-) Kỷ niệm xa xưa bỗng dưng sống lại trong hồn. (+) Từ Đô Châu chèo xuồng qua Long Vĩnh, đưa em ra bãi đồn xem lễ Kỳ Yên. (SL) Vãn hát lâu rồi, em vẫn còn ngồi khóc nỉ non. Anh hỏi tại sao? em tức tưởi trả lời, thương Bạch Thu Hà mến Võ Đông Sơ, hai kẻ tình chung sao cuộc tình dang dở./-
Câu 2:
Nữ: Lành lạnh sương khuya xuồng trôi qua rạch nhỏ, đom đóm giăng giăng như những ánh sao trời. Hai đứa ngồi im nhưng sóng mắt đã thay lời. Rồi em bảo với anh rằng, nếu sau này đi hát, em sẽ đóng vai Bạch Thu Hà, còn anh trong vai Võ Đông Sơ. Anh mĩm cười không đáp lại lời em cho xuồng dừng lại dưới cội bần che mặt nước. Hai đứa kề nhau suốt đêm dài tâm sự, quên cả bầu trời rét lạnh mù sương...
NHẠC:
Nam: Cô láng giềng ơi ! Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Nữ: Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngày thơ.
Nam: Cô láng giềng ơi ! Tuy cách xa phương trời tôi không hề.
Quên bóng ai bên bờ đường quê.
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về...
VỌNG CỔ:
Câu 3:
Nữ: Năm sau vâng lệnh mẹ cha theo chồng sang bến lạ, khi gió xuân sang cánh mai vàng rơi lã tã em mãi chờ trông sao chẳng thấy anh... về. Bước xuống thuyền hoa mà nước mắt em nhỏ giọt đầm đìa. Mẹ hỏi em vì sao em khóc? Em trả lời bởi lìa xứ xa quê. Chứ mẹ có biết đâu em nhớ đến người xưa, đã ra đi biền biệt tháng năm dài đăng đẳng. Khoác áo vu quy theo chồng về xứ lạ, thôi thì Võ Đông Sơ đừng nhớ Bạch Thu Hà...
NHẠC:
Nam: Cô láng giềng ơi ! Nay bóng hoa bên thềm đã lặng rồi.
Nữ: Chân bước đi bên bờ đường quê.
Nam: Em có hay chăng chờ tôi về
Cô láng giềng ơi! Nay mối duyên thôi đành đã lỡ rồi.
Nữ: Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về
Câu 4:
Nam: Đêm nay chỉ có mình anh lặng lẽ, trên bến sông khuya với một con thuyền. Ngồi dưới cội bần anh đếm từng giọt sao rơi, nhớ đêm kỷ niệm anh muốn ra nước mắt.
Nữ: Em đi tan nát cõi lòng, cất bước theo chồng em buồn lắm anh ơi...
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: