HẠNG VÕ BIỆT NGƯU CƠ ( CA KỊCH)
Tác giả: Soạn giả Viễn Châu
(Tiếng quân reo và tiếng chiêng trống xa xa ...)
LY HẬN ( bình cổ phá )
Cơ: Chiều tàn, xa xa tiếng chiêng rền vang
Rừng xâu, đèo cao khói sương trập trùng
Võ: Lửa binh ngập trời
Nhìn về quê xưa
Thành đô tan tác
Cơ: Rừng hoang vắng đêm tàn mịt mờ
Nương vó câu lên đường
Võ: Ngậm ngùi cho ai
Ta bỗng dưng lệ tràn…
( tiếng sáo trỗi lên tha thiết… )
Cơ: (nói) Kìa, Chúa công có nghe chăng?
Võ: Phải chăng nàng muốn nói: theo tiếng sáo u hoài ray rứt, tự phương nào vọng lại não hồn quê??
Cơ: Chúa công ôi máu tàn quân đã ướt đẫm sơn khê mà tiếng sáo vẫn vọng về cung ly hận
Thơ:
Tiếng sáo buồn như tiếng thở than
Hồn đau theo tiếng trống kinh hoàng
Mịt mù khói nhuộm mờ sông núi,
Hướng nẻo kinh thành, lệ chứa chan
Võ: Trời ơi tiếng sáo thê lương mỉa mai người tuyệt vọng đang đứng bơ vơ trong tiếng trống
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Kinh hoàng, cát bụi mờ bay che phủ ánh trăng tàn, bên tai ta còn nghe văng vẳng giọng u hoài của tiếng sáo Trương Lương, ta có ngờ đâu một đời ngang dọc vẫy vùng của Hạng Võ Sở Bá Vương hôm nay lại gặp bước đường cùng, tám ngàn đệ tử vong than, cung điện huy hoàng cũng chìm trong khói lửa.
Cơ: (Dặm) Chúa công!
Võ: (Ca)
Câu 2:
Trời ơi giữa lúc sa cơ Ô chùy như nản bước nên vó câu cũng mỏi mệt ê chề, vượt quãng đường xa nên vó ký nặng nè, giọt mồ hôi ướt dầm manh áo chiến trời ơi máu quân thù hay máu của than ta; trời không thương còn nổi trận mưa sa dòng lệ hận chan hòa đứt nối, Ngu Cơ ơi trước mặt ta là Tràng Giang cản lối, nẻo đi về thật khó nỗi dời chân.
Cơ: (Thơ) Một cuộc binh đao, một oán sầu
Một lần ly biệt, mấy dòng châu
Rồi đây trong những đêm sương lạnh
Thắp nén hương tàn để nhớ nhau
Võ: Ái hậu ơi nàng có nhờ chăng đêm cuối cùng nơi Cai-Hạ, nàng đã ân cần mời ta nâng chén và khuyên ta hãy bảo trọng:
1. Lấy thân, lúc vận cùng
Để thoát vòng nguy hiểm
2. Khi thất thế sa cơ
Đừng bận lòng thê nhi
3. Ta nghe lòng ta chua xót não nề
Chén rượu đắng cay ngập ngừng uống cạn
4. Rồi nhìn bạn chung tình
Dòng lệ sầu rưng rưng
Cơ: 5. Chúa công ơi, cơn thất thế, vận cùng
Hãy tìm phương lánh nạn
6. Xin đó chớ bận lòng
Cánh hoa đời nhỏ nhen
Võ: 7. Ái hậu nói chi những lời giã biệt
Như những lời trăn trối đau thương
(mở Ai) 8. Ta lẽ đâu để mặc bạn vàng
Cho nát ngọc tàn hương
Cơ: Không, xin Chúa công hãy mau đề thương khóa mã đừng tiếc chi một cánh tàn hoa tơi tả rụng:
VỌNG CỔ:
Câu 3:
Bên đường, khi máu tàn quân đã nhuộm thắm sa trường, chúa công hãy tìm nơi lánh nạn rồi dựng lại cơ đồ trên nhân đạo tình thương; để chuộc lại thanh danh của Hạng Võ Sở Bá Vương một lãnh chúa anh hung cái thế, đừng chinh phục lòng dân bằng bạo tàn uy vũ e ngàn năm mộng lớn không thành.
Võ: (Dặm) Ngu Cơ!
Cơ: (ca) 4/ Một đóa hoa giữa mùa ly loạn bởi trận cuồng phong nên rã cánh xa cành, Chúa công ôi Chúa công hãy mau mau lên yên tìm lối thoát than để mặc thiếp với bốn bề khói lửa, kìa, sao tướng công bỗng dưng rơi lệ đừng não lòng cảnh từ biệt sinh ly, hãy quên thiếp đi và quê những ngày hoa mộng nơi ung điện vàng son rực rỡ, bến Ô Giang còn hãi hung vì khói lửa thì thành quách nào chịu đựng nổi phong ba.
Nhìn nhau giọt lệ tuông sa,
Lệ theo máu hận chan hòa chiến y
Sóng triều vang khúc chia ly,
Như đưa tiễn một người đi chưa về
(Gào lên) Chúa công! Thiếp thần xin vĩnh biệt!
(Cơ giựt gươm của Võ tự tử)
Võ: Ngu Cơ! Ngu Cơ! Trời ơi nàng đã bỏ ta tìm về nơi cửu hạ trong khi ta chỉ còn một kẻ tàn binh chiến bại giữa:
VỌNG CỔ:
20/ Sa trường: bao kẻ vì ta ngã gục bên đường, mở huyết lộ ta lên lung chiến mã nhìn lại bên mình không một đứa tàn quân; chẳng biết ta sơ cơ vì tiếng sáo Trương Lương hay cũng bởi lòng dân ly tán, người ngọc đã vùi thây nơi trận chiến ta còn sống làm chi cho đau đớn ê chề; Ngu Cơ! Ngu Cơ! Sở Bá Vương từ đây không còn nữa, mộng thôn tính sơn hà đã tan tành theo bọt nước Ô Giang.
(Rút gươm tự tử)
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: