BÀI CA HUỲNH VĂN BÉ
Đặng Thanh Huyền
Lối vào Phụng hoàng (1-4):
“VỀ LẠI MIỀN THƯƠNG” thăm “ĐÓA SEN ĐẸP NHẤT XỨ SEN HỒNG”,
Là “ÔNG BỤT GIỮA ĐỜI THƯỜNG” – “NGƯỜI LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU”,
Ôi “TẤM LÒNG NHÂN” – “ÔNG BA KỲ DIỆU”,
Đã làm ra “HẠT MUỐI NGỌT TÌNH” – “LAN TỎA TIN… YÊU”,
“TRỌN NHỮNG NIỀM VUI” – “CÓ MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ”,
Đã thành công khi “KHÔNG THỂ BIẾN THÀNH CÓ THỂ”,
“QUÊ HƯƠNG NGHĨA MẶN TÌNH NỒNG” – “HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG”,
“TRỌN TRÁI TIM YÊU THƯƠNG”,
“THƠM NGÁT TÌNH ANH” – “TÌNH MUỐI TÌNH NGƯỜI”,
“MUỐI MẶN TÌNH THƯƠNG” – “ÂN TÌNH NGỌC YẾN”,
“HAI HƯỚNG THIỆN SONG HÀNH” – “VỊ MẶN TÌNH DUYÊN”…
Vọng cổ:
Câu 1. “THANH BÌNH SÁNG MÃI TÊN ANH” – “NGƯỜI THẦY TÂM ĐỨC”. Với “TRIẾT LÝ DOANH GIA” là “NHÂN TÀI KỶ LỤC” đã xây “THƯƠNG HIỆU TRONG TIM” bằng “CÁI TÌNH THIỆN NGUYỆN” trải “THẤT BẠI THÀNH CÔNG” – “VÌ XỨ SỞ SEN… HỒNG”.
Ông Huỳnh Văn Bé là “ĐIỂM TỰA NIỀM TIN” luôn “THẤU HIỂU TẤM LÒNG”… Cho “THANH BÌNH MỘT GÓC TRỜI LỘNG LẪY”, khi “YÊU THƯƠNG DÂNG ĐỜI” là “VUA MUỐI SẤY” vang danh. Ông đã ghi “LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH”, trong “NHẬT KÝ GIA ĐÌNH” dành cho các con và vợ. Khi “BÀI CA BÊN TƯỢNG GỖ” ngân nga, thì “NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI” quyện “CUNG ĐÀN RU HẠT MUỐI”…
Phụng hoàng (5-8):
“NHẬT KÝ CỦA CHA”,
Có đất Tháp quê ta, có “HẠT MUỐI NGHĨA TÌNH”,
Cha “TRAO GỞI NIỀM TIN” – “TÌNH ĐẤT THANH BÌNH”,
“THÊM MỘT NIỀM VUI” là “CHO ĐI NHẬN LẠI”,
“MUỐI NGỌT TÌNH ĐỜI” – “BÀI HỌC DOANH GIA”,
“NỖI LÒNG CỦA CHA” là “ƯỚC MƠ CON ĐƯỜNG MINH TUỆ”,
“HẠNH PHÚC ĐỜI CHA” được làm “ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI MÙ”,
“GIA TÀI CỦA CHA” là bác ái nhân từ…
Câu 2. “TÂM SỰ CÙNG CHA” về “NỖI LÒNG CON TRẺ”, về “HUYỀN THOẠI MỘT VÌ VUA” thêm “THƯƠNG MỘT TẤM LÒNG”.
“NẾU CHÚNG TA LÀ HỌ” thì cũng sẽ rất vui “KHI TIN YÊU LAN TỎA TRÊN ĐẤT SEN HỒNG”… “ĐỜI ÔNG ĐÃ LÀ HOA VIỆC THIỆN”, là “GƯƠNG SEN TRÊN MẢNH ĐẤT THANH BÌNH” – “THẮM ĐƯỢM TÌNH QUÊ”. Nhớ hồi “THANH BÌNH RỘN RÃ ĐÓN XUÂN” về, “LỜI CHÚC MỪNG ĐẦU NĂM” của Ông còn hiển hiện. “ÔNG VUA MUỐI SẤY” có một “TRÁI TIM THIỆN NGUYỆN”, nên ai cũng muốn mình “SỐNG NHƯ ÔNG BA BÉ XỨ SEN”…
Nói lối:
“HÀNH TRÌNH VUA MUỐI SẤY” Việt Nam,
Có cả “HÀNH TRÌNH BIỂN ĐẢO” để làm thiện nguyện,
Ôi tấm lòng của Ông Ba ví như trời biển,
Khiến tôi “THƯƠNG HOÀI MỘT CHUYẾN VỀ THĂM”…
Lý con sáo:
Trên xứ Sen… “KHẮC GHI LỜI VÀNG NGỌC” quen,
“HÀNH TRÌNH HẠT MUỐI YÊU THƯƠNG”,
“NGHĨ VỀ ÔNG BA BÉ” khiêm nhường,
Càng thương “NGỌC MẶN” giữa đời thường,
Rồi mai này “NGƯỜI ĐỜI NHỚ MÃI TÊN ÔNG”,
Tuy “TUỔI CAO Ý CHÍ CÀNG CAO”,
“VƯƠNG VẤN THANH BÌNH” lòng nghe xuyến xao,
Thương mãi “VÌ VUA NHÂN ÁI” sống thanh cao…
Vọng cổ:
Câu 5. Vì quý trọng tấm lòng thanh cao của một Doanh nhân trên mảnh đất Sen Hồng là ông Huỳnh Văn Bé. Nên đã có trên trăm bài ca của mấy mươi Soạn giả và biết bao Nghệ sỹ tài danh như Ngọc Đợi - Thanh Nhường - Hải Yến - Cẩm Tiên - Võ Ngọc Quyền - Trọng Phúc hát tặng cho Ông - người đang còn sống giữa nhân gian làm thiện nguyện… xa… gần.
“HÀNH TRÌNH CỦA MƯỜI NĂM” và tiếp mấy mươi năm gieo nhân nghĩa bội phần… “HẠT MUỐI THƠM ĐỜI ÔNG” trên “QUÊ HƯƠNG TÌNH MUỐI”, và “HẠT MUỐI NGHĨA TÌNH ĐẾN TRƯỜNG SA”. “TẤM LÒNG NGHỆ SỸ” hát “TÌNH CA HẠT MUỐI” ngân nga, “VÌ MỘT TẤM LÒNG” dành cho “NGƯỜI MANG TÊN ĐẶC BIỆT”. “TRI KỶ” – “HẸN VỀ THANH BÌNH” ngắm trời mây xanh biếc, và nghe “CÂU CHUYỆN TÌNH QUÊ” về “NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG” xây đời…
Phụng hoàng (9-12):
Vẫn biết “ĐỜI NGƯỜI”, rồi cũng “TRỞ VỀ CÁT BỤI” gió sương,
Nên hãy sống khiêm nhường, “ĐỜI VUI MUỐI SẤY YÊU THƯƠNG”,
Vì “CHO ĐI LÀ CÒN MÃI” trong tim,
“TÂM NGUYỆN NGÀY XUÂN”,
“TẾT NHÂN ÁI TRÊN QUÊ HƯƠNG SEN HỒNG”,
Được họp mặt thật đông, Soạn giả cùng bao Nghệ sỹ,
Để hát lại tất cả các bài tặng ông Ba Bé xứ Sen…
Về vọng cổ 8 nhịp xề 24:
Câu 6. Đó là Soạn giả Thành Nhơn - Thanh Hùng - Thành Điểm - Ngọc Diễm - Thanh Ca, và Trần Phong Vũ - Tú Ân - Ngọc Phúc - Việt Chương - Nguyễn Kiệt. Là Lê Tấn Vũ - Thanh Phương - Thành Phúc - Ngô Triều Dương - Nhân Hậu, và Minh Tuấn - Nguyễn Trung Đông - Lê Phước Long - Huỳnh Chí Nghĩa - Đặng Thanh Huyền.
Những Nghệ sỹ Hồng Yến - Quốc Bình - Mỹ Phượng - Xuân Trang, cùng Ngọc Ý Diệu - Trà Thanh Nhàn - Mỹ Tiên - Nam Hoàng - Ngọc Trắng. Với Thành Phúc - Huyền Trân và Bùi Trung Đẳng, sẽ hát thật ngọt ngào để dành tặng Ông Ba./.
Long Xuyên, ngày 07 tháng 7 năm 2024.
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Đặng Thanh Huyền với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 005 - 2015/HĐTPSK - CLB, ký ngày 15/01/2015 giữa Tác giả Đặng Thanh Huyền và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
---------------
Tác giả Đặng Thanh Huyền là một tác giả nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật vọng cổ, với hơn 200 tác phẩm đóng góp vào kho tàng cải lương Nam Bộ. Anh không chỉ sáng tác để bảo tồn mà còn phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả yêu nghệ thuật.
Từ nhỏ, Đặng Thanh Huyền đã được nuôi dưỡng trong môi trường đậm chất văn hóa dân tộc, nơi cải lương là nguồn cảm hứng lớn. Nhưng chính trong thời gian học Đại học Luật Cần Thơ vào năm 2002, niềm đam mê này mới thực sự bùng cháy khi anh tình cờ được nghe những câu vọng cổ đầu tiên từ một người bạn. Từ đó, anh bắt đầu hành trình tự học sáng tác và dần khẳng định tài năng của mình.
Hiện tại, Đặng Thanh Huyền đảm nhận vị trí Kiểm sát viên tại Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 92 thuộc Quân khu 9 với quân hàm Đại úy. Mặc dù công việc trong quân đội rất bận rộn, anh vẫn luôn dành trọn đam mê và tâm huyết để sáng tác nghệ thuật. Đối với anh, cải lương không chỉ là niềm yêu thích mà còn là trách nhiệm với văn hóa dân tộc, nơi anh gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước và con người qua từng lời ca tiếng hát.
Các sáng tác của anh được biết đến với chiều sâu nhân văn, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống đời thường và những giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều tác phẩm của anh đã được ghi âm, phát sóng trên các đài truyền hình và phát thanh, đưa lời ca ngọt ngào của nghệ thuật vọng cổ đến với công chúng.
Với hơn 200 tác phẩm cùng sự cống hiến không ngừng nghỉ, Đặng Thanh Huyền đã gặt hái nhiều giải thưởng uy tín và trở thành một biểu tượng của sự nỗ lực trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Anh hy vọng sẽ tiếp tục sáng tác những tác phẩm chất lượng, góp phần làm cho nghệ thuật này mãi trường tồn và phát triển theo thời gian.
---