LÀM GIÀU ĐỂ GIÚP NGƯỜI NGHÈO
Đặng Thanh Huyền
Lối vào khốc hoàng thiên:
Tôi sống hơn nửa cuộc đời, đi từ Nam chí Bắc,
Chỉ thấy duy nhất một người mà ai nấy cũng đều khen,
Vì mục tiêu Ông làm giàu là để giúp người nghèo khó ở xứ Sen,
Nên việc thiện nguyện trở thành thói quen của Doanh nhân Huỳnh Văn Bé,
Nếu được sự đồng tình thì tôi sẽ ghé nhà... Ông”, vì tôi mong thấy,
Hình ảnh “Ông Vua muối sấy”,
Đức hạnh hiền từ nhân ái mấy mươi năm,
Dẫu đã trải qua muôn nỗi thăng trầm,
Đến tím bầm đôi tay,
Mà nghèo khó bám hoài gồng gánh trên vai,
Nên phải xa quê làm quen ngày khổ nhọc,
Nhưng chí vững bền dù tóc đã pha sương,
Vẫn trọn tình thương đầy ắp trong lòng,
Với đất Tháp sen hồng quê hương,
Ai cũng quý Ông sống giản dị khiêm nhường,
Mãi sáng ngời tấm gương...
Vọng cổ:
1. Cuộc đời của Doanh nhân Huỳnh Văn Bé luôn chịu khó, chịu thương, chịu áp lực trên thương trường và trải qua nhiều thất bại. Nhưng cho dù chịu đựng đến bao nhiêu, đến muôn vàn khổ ải, thì ý chí niềm tin vẫn giúp Ông đạt danh toại... công… thành...
Tôi biết được Ông, qua những việc thiện lành... Vì Ông làm giàu để giúp người nghèo khó, một nghĩa cử tuyệt vời tỏ rõ tấm lòng nhân. Trên Đồng Tháp này Ông giúp đỡ mấy ngàn dân, giúp đỡ rất ân cần như người thân ruột thịt. Đâu có ai ngờ rằng sở thích của một Doanh nhân, là được giúp bà con nghèo quanh năm suốt tháng...
Đoản khúc lam giang (đoạn đầu):
Vì người nghèo quê hương,
Ông rất thương như đời Ông gió sương,
Ngày xưa nắng mưa ruộng vườn,
Cam phận hộ nghèo mấy năm trường tay trắng,
Đời chịu nhiều đắng cay,
Đâu phải ai cũng đức-tài như Ông...
5. Từ một nhà nông mà thành công trong sáng chế, đâu dễ tìm được ai có thể sánh bằng...
Luôn gồng gánh trên vai nhân nghĩa nặng oằn...
Trăng thu (vỹ):
Hằng mong... trên đất Sen Hồng,
Thấy Ông nói cười khỏe mạnh,
Vì bao hoàn cảnh khó nghèo,
Dõi theo bước chân xuôi ngược,
Mong mình nhận được từ Ông,
Tấm lòng bác ái mênh mông...
Hát tiếp câu 5:
Ai ai cũng ngóng trông quà ông Ba Bé tặng, ai ai cũng thầm mong Ông khỏe mạnh sống đời...
Lý năm căn:
Còn tôi... mơ ước nhân đôi,
Là mong nhân nghĩa sinh sôi,
Ông Ba Bé luôn không thôi,
Đời vui sáng soi chói lọi,
Người dân nghèo đợi từ Ông,
Quà trao hằng tháng hằng... năm,
Ông giữa lòng... dân, sống mãi muôn đời...
Xề 24:
6. Làm giàu để giúp người nghèo trên đời này tôi mới thấy, chỉ có thể là “Ông Vua muối sấy” đất Sen Hồng.
Một lần tôi ghé thăm Ông,
Đã thấy tường tận tấm lòng nghĩa nhân.
Đời Ông từng trải thanh bần,
Nên Ông càng muốn giúp người dân khó nghèo...
Long Xuyên, ngày 18 tháng 7 năm 2024.
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Đặng Thanh Huyền với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 005 - 2015/HĐTPSK - CLB, ký ngày 15/01/2015 giữa Tác giả Đặng Thanh Huyền và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
---------------
Tác giả Đặng Thanh Huyền là một tác giả nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật vọng cổ, với hơn 200 tác phẩm đóng góp vào kho tàng cải lương Nam Bộ. Anh không chỉ sáng tác để bảo tồn mà còn phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả yêu nghệ thuật.
Từ nhỏ, Đặng Thanh Huyền đã được nuôi dưỡng trong môi trường đậm chất văn hóa dân tộc, nơi cải lương là nguồn cảm hứng lớn. Nhưng chính trong thời gian học Đại học Luật Cần Thơ vào năm 2002, niềm đam mê này mới thực sự bùng cháy khi anh tình cờ được nghe những câu vọng cổ đầu tiên từ một người bạn. Từ đó, anh bắt đầu hành trình tự học sáng tác và dần khẳng định tài năng của mình.
Hiện tại, Đặng Thanh Huyền đảm nhận vị trí Kiểm sát viên tại Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 92 thuộc Quân khu 9 với quân hàm Đại úy. Mặc dù công việc trong quân đội rất bận rộn, anh vẫn luôn dành trọn đam mê và tâm huyết để sáng tác nghệ thuật. Đối với anh, cải lương không chỉ là niềm yêu thích mà còn là trách nhiệm với văn hóa dân tộc, nơi anh gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước và con người qua từng lời ca tiếng hát.
Các sáng tác của anh được biết đến với chiều sâu nhân văn, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống đời thường và những giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều tác phẩm của anh đã được ghi âm, phát sóng trên các đài truyền hình và phát thanh, đưa lời ca ngọt ngào của nghệ thuật vọng cổ đến với công chúng.
Với hơn 200 tác phẩm cùng sự cống hiến không ngừng nghỉ, Đặng Thanh Huyền đã gặt hái nhiều giải thưởng uy tín và trở thành một biểu tượng của sự nỗ lực trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Anh hy vọng sẽ tiếp tục sáng tác những tác phẩm chất lượng, góp phần làm cho nghệ thuật này mãi trường tồn và phát triển theo thời gian.
---