CHUYỆN CHÚNG MÌNH
Tân nhạc: Trúc Phương
Cổ nhạc: Viễn Châu
NHẠC:
Đêm nay em ngồi lặng yên nghe anh kể chuyện xưa bao năm lắng trong tim. Tình mình từ thuở tuổi đôi mươi, mà ta chưa biết nên để lỡ duyên đời. Nghiêng nghiêng đôi nét mực xanh trong lưu bút ngày xưa em đã viết tặng anh. Mộng đời còn có đêm nay, ta hò hẹn nhau đây, ôn lại chuyện chúng mình.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Tiếng nhạc du dương hay lời ca thê thảm cũng chẳng rung cảm con tim bằng những tiếng ân… tình. (-)(-) Thì chuyện ngày xưa cũng không hơn chuyện của chúng mình. (+) Chuyện chúng mình đã ghi trong lưu bút nhưng giấy mực nào kể hết chuyện ngày xanh. (SL) Giấy muôn tờ ghi đậm chữ "yêu anh" và tâm tư chỉ hướng một người. Nay hoa tàn nguyệt khuyết mây trôi, anh đã là người tình trong mộng tưởng./-
Câu 2:
Chúng mình yêu nhau thuở vừa hai mươi tuổi. Tại vì đâu nên lỡ mối duyên đời. (-)(-) Mới gần nhau đã cách mấy phương trời. (+) Đêm nay anh hãy ngồi yên để nghe từng tiếng nhạc và từng tiếng thở dài của hai quả tim đơn. (SL) Để nghe em kể lại chuyện ngày xưa khi vườn mộng rập rờn hoa với bướm. Rồi đêm nay giữa đêm tàn gió lộng, nhìn nhau mà tưởng tiếc mộng ngày xanh./-
THƠ:
Mai mốt chia lìa anh với tôi
Làm sao ngăn được cánh chim trời.
Tôi chờ tôi đợi bao lâu nữa?
Vườn cũ hoa tàn lệ thắm rơi.
Đêm nào trở giấc nghe hoa rụng.
Cầm bút ghi lên chuyện chúng mình.
Mai mốt anh đi miền khói lửa
Quê nhà ấp ủ mộng ngày xanh.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Anh làm quen với mưa khuya gió lộng, em làm quen với những đêm lẻ bóng giữa khuê… phòng. (-)(-) Giấc ngủ cô đơn cứ tưởng vọng âm thầm. (+) Chiến trường xa khi ngàn sao lấp lánh, mộng có về nơi xóm lạnh một chiều đông. (SL) Chuyện chúng mình cũng như chuyện tình chung, sẽ mãi mãi là vần thơ rung cảm. Mấy vần thơ ghi giữa mùa chinh chiến, có xa em xin chớ nhớ hay buồn./-
NHẠC:
Đời tôi ngày ngày khi chiều chết trên đường phố.
Giọng ca, nhịp đàn mong gửi tám hướng tâm tư.
Dù xa nhau anh ơi.
Lòng ta luôn nhớ đợi thì chờ mong còn dài.
Câu 6:
Còn đợi còn trông thì vẫn còn thao thức, khi sương đêm lạnh buốt tâm hồn. (SL) Dù xa nhau đừng buồn nữa anh ơi. Tuy cách trở nhưng mộng đời vẫn thắm.
Mực đen giấy trắng bao tình.
Em ghi chuyện của chúng mình đêm nay./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: