ĐỜI MƯA GIÓ
Soạn giả Viễn Châu
Mưa rơi hoa lá tiêu điều
Đàn ai vọng đến một chiều gió mưa (Nữ)
Nam:
Tiếng đàn tranh chiều nay buồn thê thảm vang lên
giữa tiếng mưa gió lộng bốn phương (ư+++)... trời.
Tôi ôm chiếc đàn tranh lang thang trên muôn nẻo bụi đời.
Mười sáu sợi dây đồng không còn buông ra
những lời réo rắt bởi tháng ngày dầy dặn nắng mưa.
Hỡi ơi, đời nhạc sĩ như tôi
đến buổi về chiều đôi tay run rẩy,
không sao nắn nót những tiếng tơ lòng lả lướt du dương
để than khóc một đời tài hoa bạc số (ơ++).
Tôi đà mượn tiếng đàn tranh để đưa hồn ai vào cõi mộng
nhưng hồn tôi thì trống lạnh đã lâu rồi.
Tôi nếm những đau thương tự buổi xuân thời
đến gối mỏi chân rung mắt mờ tay yếu,
tôi lang thang đầu sông cuối chợ,
nghe tiếng đàn của tôi có ai thấy lòng mình bồi hồi rung cảm,
xin hãy thí cho vài chén cơm thừa
hầu có đỡ dạ một kẻ già nua (ơ++).
Nữ:
Tiếng đàn tranh nghe sao buồn bã quá !
Nhạc u hoài tầm tã giọt mưa rơi.
Bước đến mái hiên tôi mới rõ ra
người dạo đàn là một lão lưng còm tóc bạc,
mặc chiếc áo tồi tàn đã phai màu mà còn rách cổ sờn vai.
Ôm đàn rung rẩy đôi tay, ngồi đàn mà lệ chảy dài trên mi.
Ông ơi đàn nữa mà chi, đàn ai nức nở hồn đây nghẹn ngào.
Nữ:
Dây là manh áo cũ ông mặc vào cho đỡ lạnh,
đây chén cơm dư mời ông hãy tạm dùng.
Nam:
Bưng chén cơm lên mà giòng lệ chảy rưng rưng,
đời nhạc sĩ buổi tàn niên buồn thảm quá.
Nữ:
Ông ơi, tiếng đàn của ông
sao vang lên một âm điệu mơ buồn khôn tả,
như gối kín những niềm đau của một kẻ giang (ư++)..hồ.
Có lẽ đời ông cũng như thuyền hoa lạc bến xa bờ.
Người ta mượn tiếng đàn để giải khuây trong chốc lát,
còn ông thì mượn tiếng đàn để đổi từng manh áo bát cơm.
Bữa nay ông ăn cơm của tôi rồi ngày mai
ông nhờ đâu để no lòng đỡ dạ,
đêm nay ông ngủ ở mái đình góc chợ
hay phải lang thang trong mưa gió tơi bời (ơ++).
Mớ tóc hoa râm đã nhuộm màu sương gió,
có lẽ mãi bôn ba mấy dặm quan hà.
Ông sống đau thuơng nên già trước tuổi già.
Hoàng hôn đã lê mình trên ngàn cây ngọn cỏ
và khắp bầu trời còn điểm giọt mưa thưa.
Ông định đi về đâu mà tay cầm chiếc gậy tre
dò dẫm trên bước đường trơn trợt.
Còn chiếc đàn tranh sao ông bỏ đó
bên mái hiên mưa gió lạnh lùng (ơ++).
Nam:
Rung rung mười sáu dây đồng,
đàn đâu giải được nỗi lòng khổ đau
Mưa vẫn rơi mờ mịt cả không gian,
gió vẫn rít từng hồi trong kẽ lá.
Vát cơm đã no dạ, lão xin chào người có dạ từ tâm,
chiếc đàn tranh lão xin tặng cô em
vì mai đây lão không còn sống trên cõi đời này nữa
bởi lão đây đã tàn hơi kiệt sức
sau những cơn lao khổ dập dồn.
Ngày sau có ai nhìn chiếc đàn
và hỏi qua thân thế của lão già nhạc sĩ.
Cô em bảo với họ rằng,
Lão là một kẻ dạo đàn không tên.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: