DƯỚI ÁNH TRĂNG XUÂN
Soạn giả Viễn Châu
THƠ:
Dưới ánh trăng ngà hoa lá bay.
Đêm xuân gió lộng giữa đêm dài.
Đường vào lối nhỏ hơi sương lạnh.
Trong bóng xuân về dạ nhớ quê.
NÓI LỐI:
Cây phượng giữa đầu thôn mùa khói lửa.
Vẫn âm thầm trút lá cạnh bờ sông.
Mười năm qua ta ngỡ mới hôm nào.
Còn bắt bướm bên ngoài xóm nhỏ.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Mấy cánh hoa bay như mừng người lữ thứ trở về đây khi đồng ruộng đón xuân... về. (-)(-) Trông trăng lên gió lộng tứ bề. (+) Giữa đêm xuân nghe tim mình thấm thía, quãng đường mòn chân bước nhịp cầu tre. (SL) Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát, ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác. Kêu hồn quê bao khúc ca thanh bình, ta đã về đây qua bao ngày bão tố./-
Câu 2:
Cảnh lạ trời xa muôn màu vạn sắc, đâu đánh mất khi đất nước quê nhà. (-)(-) Ai hát ru con nghe tha thiết đậm đà. (+) Vài hàng đợi anh trìu mến, vừa rồi bạn mới loan tin. (SL) Nói rằng nước non đang mừng, quê hương mình là quê hương nòi giống. Ôi quê hương tình quê vẫn đẹp, vẫn âm thầm như giấc mộng ngày thơ./-
NÓI LỐI:
Lũy tre xanh gió dạo nhạc đồng quê.
Nhớ năm xưa cũng dưới ánh trăng thề.
Ta mơ ước ngày về trên xóm nhỏ.
NGÂM SA MẠC:
Ta đã về đây với cố hương.
Mà ta xa cách mấy năm trường.
Ta đi đón lấy ngàn đau khổ.
Mấy cái xuân rồi dạ nhớ quê.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Trống phong ba từ xa văng vẵng như khói nhà ai thổi quyện mái tranh... buồn. (-)(-) Tôi ngồi nghỉ chân ở góc phượng đầu làng. (+) Hồn lâng lâng nổi niềm cảm xúc, nhớ mẹ hiền khi tuổi đã già nua. (SL) Đợi chờ con trở lại quê xưa, lệ từ mẫu đã bao lần thấm má. Con mãi phiêu lưu nơi đất trời xa lạ để mẫu thân phải mỏi dạ mong chờ./-
Câu 6:
Nhạc ru tằm hòa cùng đường tơ trầm lắng, nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng. Phương trời xa nghe gió đưa rừng ơi. Đã mấy xuân rồi lạc bước quê ai, giờ ta trở lại giữa xuân về trên bến cũ. Nhịp chày khua từ xa văng vẳng, như đón chờ ta trông ánh nắng thanh bình. (SL)
Ta mở lòng ra đón gió quê hương và tiếng hát của người thôn nữ. Đêm nay trăng sáng quá anh ơi sao đôi ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: