TU LÀ CỎI PHÚC
Soạn giả Viễn Châu
NỐI LỐI
Ai nức nở ngồi bên chánh điện,
Khi chuông chùa vừa điểm tiếng công phu.
Tín nữ ơi nguyên do nào người muốn đi tu,
Vui kinh kệ và quen mùi khổ hạnh.
VỌNG CỔ
Câu 1. Nhưng tín nữ đi tu làm sao cho thành chánh quả bởi làn phấn son còn in rõ trên đôi má dạn phong trần ... Người ta giác ngộ hay vương vấn nợ trần ... Người đi tu vì chán mùi chung đỉnh và cảm thấy cuộc đời là hố thẳm ghềnh sâu. Hay vì một phút giận hờn ghen tức khổ đau tín nữ mới toan mượn cửa thiền để chôn lắp mạch sầu riêng và phôi pha nỗi niềm đau khổ.
Câu 2. Tín nữ có nghe không tiếng chuông vang rền ở chánh điện như đánh thức kẻ trần gian đang hướng thiện hồi đầu ... Nhưng tu làm sau khi đấng từ bi còn nức nở nghẹn ngào ... Tín nữ ơi còn tủi thân còn đau khổ thì mình vẫn còn nặng nợ trần ai. Đây là cửa am thiền vẫn mở rộng cho đời chuông mõ công phu. Vào chốn này không có những thói dữ cho đời tâm trí của một người tu.
Câu 3. Chấp hai tay ngước nhìn lên phật tổ mà đôi mắt vẫn còn đầm đìa những giọt thu ba. Nam mô a di đà phật đây cũng là một nạn nhân của lục dục thất tình. Một tâm sự trái ngang một đoạn đời đau khổ. Tín nữ ơi người ta thường bảo rằng thời gian là liều thuốc quí. Vậy tín nữ hãy trở về đi hãy rán phấn đấu để vượt qua bao nhiêu giới luật, vì còn sống trong gian khổ thì ta mới tìm ra được lẽ sống của con người.
NỐI LỐI
Nam mô a di đà phật ...
Tóc chưa bạc đừng ngăn dòng nhiệt huyết.
Người còn xuân đừng tính chuyện đi tu.
Dẫu đời người như cánh phù du.
Nhưng còn sống ta vẫn còn tranh đấu.
VỌNG CỔ
Câu 4. Sở dĩ bần tăng đi tu là vì ba mươi năm sương gió cõi trần đã lỡ mộng công hầu ... Một kiếp phù sinh đã trắng nữa mái đầu ... Trước khi bước chân vào phật tử. Bần tăng cảm thấy mình là một chiếc lá vàng rơi. Tuổi thanh xuân không còn với một lão già tóc bạc răng long mắt mờ tay yếu. Thôi thì mượn lời kinh tiếng kệ để có ngăn chia đôi ngã đạo và đời.
Câu 5. Nam mô a di đà phật còn như tín nữ đây vốn người tuổi trẻ gái đôi mươi giữa độ xuân thời ... Đừng vì một phút buồn đau mà chán nản sự đời ... Đâu phải lần chuỗi bồ đề niệm kinh sám hối là dứt được vòng trần lụy thế gian. Còn mặc chiếc áo nâu sòng là còn mang ơn người đã dệt từng gốc vãi. Còn đỡ lòng bằng bữa cơm dưa muối là còn nợ bác nông dân tay lấm chân bùn.
Câu 6. Có câu “ Sắc tức thị không, không tức thị sắc “ và cũng có câu “ Tâm tức Phật, Phật tức tâm “. Tín nữ trước hãy lo tu thân rồi sau sẽ lo tu Tiên tu Phật, còn như muốn nếm mùi khổ hạnh thì năm sáu mươi năm nữa khi mắt đã mờ, không còn nhìn rõ vạn vật muôn màu, tai đã lãng không còn nghe tiếng thị phi thiên hạ, lưỡi đã tê vì thân khổ không còn thiết đến những mỹ vị cao lương, chừng ấy tín nữ hãy đến đây qui y thí pháp, để gởi thân dưới bóng phật đài ... Tín nữ nên biết rằng cửa thiền chỉ rộng mỡ cho những ai không bận vòng trần lụy, bởi có câu : Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu “
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: