DẠ LÝ HƯƠNG
Soạn giả Viễn Châu
LÝ CON SÁO:
Hương bay bay .
Đêm xuống lạnh lùng heo may.
Mình lặng ngồi nơi đây .
Nghe hương xưa phảng phất bên trời .
Hương ấy của một người .
Nhiều đêm rồi ngồi mơ bóng ai .
Trong chuyến đi như mây ngàn bay .
Thu tàn rồi sao chưa thấy em .
Sang với anh để nói câu tình duyên ....
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Tôi bỗng thấy lòng nhớ nhung luyến tiếc khi nghe mùi hương thê thiết lịm ...qua .....hồn .
Trận gió nào đây mang lại ý thu buồn .
Đêm nay nữa là mấy đêm thao thức tôi ngậm ngùi nhớ chuyện ngày xanh .
Khi em ngập ngừng nói hai tiếng yêu anh là tim tui cũng xao xuyến vô cùng .
Tui muốn úp ngực vào gió thoảng đưa hương lòng bỗng dạt dào qua mùi hương dạ lý .
Câu 2:
Sương xuống lạnh lan tràn khắp nẻo, mình ngồi đây nức nở gọi tên ... nàng
Trông thu qua để đếm những thu tàn .
Em là một loài hoa dạ lý không bao giờ mượn gió để đưa hương .
Tôi đợi em về nói một lời thương . thương vóc dáng thương má hồng môi thắm .
Thương cô gái quê ôi phận mỏng sớm lạc loài giữa cuộc sống phồn hoa .
NÓI LỐI:
Hồn mộng tương tư một má hường .
Nghe lòng xao xuyến chuyện yêu đương .
Im im mái tóc người trinh nữ .
Phảng phất mùi hoa dạ lý hương .
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Dạ lý hương .. mùi hương cũ của loài hoa dạ lý mang vào đây vời vợi ý... thu .... sầu
Ảo ảnh tình yêu sống lại thuở ban đầu .
ÔI cái thuở ban đầu lưu luyến ấy ngàn năm hồ dễ để quên nhau .
Tàn rồi một giấc chiêm bao .
Hương nào cho gió tình nào cho em .
Tôi nghe đau buốt trong tim .
Trắng đêm thao thức từng đêm đợi chờ .
Câu 6:
Giữa khuya rồi sương nhỏ giọt tương tư gieo nhung nhớ qua tàn cây kẽ lá .
Ôi biệt ly sao buồn bã quá ai đã làm mình đôi ngã em ơi .
Ở đây chỉ có mình tôi khi ai bỏ lại nỗi niềm nhớ thương .
Hoa tàn mượn gió đưa hương thân tàn xin mượn gió sương dập vùi .
Tôi hẹn với lòng thôi nhớ thôi thương sao lưu luyến mãi mùi hoa dạ lý .
Xa xa gió buốt mây ngàn tôi đã say rồi trong giấc ngủ em ơi !
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: