GẶP NHAU LÀM NGƠ
Lời nhạc: Trần Thiện Thanh
Lời cổ: Soạn giả Viễn Châu
NHẠC:
Nữ: Nhớ khi xưa lạ nhau, chung một đường, kẻ trước, người sau.
Nam: Chàng lặng đi theo nàng,
Nữ: Hát vu vơ mấy câu nhạc tình.
Nam: Nàng làm như vô tình,
Nữ: Gái đoan trang dễ đâu làm quen. Lối đi qua nhà em nghe nồng nàn mùi dạ lý thật thơm.
Nam: Khi đêm sang đom dóm đong đưa, giờ nàng đã ngủ chưa?
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nữ: Đèn tắt đã từ lâu đêm đã thật sâu mà em đâu chợp mắt,anh theo em em thấy mà giả đò như hỏng biết, mà hễ không thấy là thao thức trọn đêm... dài. (-)(-) Như nghe bên tai ai hát ở bên ngoài. (+) Mấy câu nhạc tình nghe mãi thành quen thuộc, nhưng mà thấy ghét ghê vậy đó, theo người ta hoài mà hỏng nói được một câu. (SL)
Nam: Vì anh nghĩ em vô tình hờ hững, mới mượn mấy câu nhạc buồn để em hiểu lòng anh.
Nữ: Giận dỗi trong lòng em mới cúi mặt làm thinh, để anh theo hát hoài cho bỏ ghét./-
Câu 2:
Nam: Cũng tại em giả như vô tình hờ hững, nên gần suốt đêm rồi mà anh chưa vào mộng, còn anh lang thang một mình trong đêm vắng nhìn đom đóm đong đưa khi gió lay cành. (-)(-) Một mình thôi anh cũng hát điệu nhạc buồn. (+) Chắc gió cũng thương cho lòng anh chân thật, nên đem lời tự tình gửi đến cùng em. (SL)
Nữ: Nếu anh cứ ngại ngùng đợi gió đưa tin, thì chắc không bao giờ ngỏ lòng cùng nhau được.
Nam: Nên anh cứ ra chờ theo em từng bước, nhưng gặp nhau rồi lai ngoảnh mặt làm ngơ./-
NHẠC:
Nam: Gom suy tư thao thức đêm khuya, chàng bèn viết lá thư. Hai hôm sau mới dám đưa thư, nàng nhận nhưng làm thinh.
Nữ: Nhớ khi xưa còn thơ, tuy thương thầm nhìn nhau cứ lặng câm. Chuyện tình yêu ban đầu, mấy ai may mắn chung nhịp cầu.
Nam: Nàng đội hoa theo chồng, nước mắt tôi rớt bên bờ sông.
Nữ: Đã không như là mơ, nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nam: Xưa giả làm ngơ còn bây giờ hai đứa tụi mình như hai người xa lạ, xưa em trách anh yêu mà nay rõ lòng nhau thì em phụ anh... rồi. (-)(-) Em trớ trêu chi cho anh đau xót một đời. (+) Đường qua nhà em dạ lý hương còn đong đưa trong gió, những đêm buồn đom đóm vẫn đong đưa. (SL) Nghĩ giận mình sao vôi đưa thơ, rồi đợi rồi chờ đêm không ngủ. Em nhận thơ rồi sao em không nói. Rồi mấy hôm sau em chăn gối theo chồng./-
Câu 6:
Nữ: Những ngày xưa khi mới gặp nhau em cứ đợi chờ sao anh không nói, để đến ngày em gần lên xe cưới, anh mới ngập ngừng trao vội lá thơ.
Nam: Cũng bởi ngày nào em trao vội lá thơ tỏ vẻ làm ngơ, nên anh cứ đợi chờ rồii đò ngang lỡ chuyến.
Nữ: Nhưng thôi buồn chi anh chuyện yêu ngày mới lớn, có mấy ai may mắn chung nhịp cầu. (SL)
Nam: Nàng đội hoa theo chồng, nước mắt tôi rớt bên bờ sông.
Nữ: Đã không như là mơ, nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ như chưa từng quen biết bao giờ./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: