LỠ LỜI
Soạn giả trọng nguyễn
NÓI
Nữ: Anh có đến miền tây nhớ về bán đảo, giá cà mau thăm chợ tân xuyên, nhân chào ngày mới xây, xem cây cầu mới bắc mà thương, quê em miền biển mặn cuối…
XANG XỪ LÍU
... trời. thõa mãn lòng mong ước bấy lâu
ơi! bán đảo cà mau
Tên gọi yêu thương tự hào
Em mời anh rẽ sang phố chợ
Nhộn nhịp đông vui lịch sự
Bên dãy lầu hớn hở cao cao
Hiền diệu khang trang đang vẫy tay chào
Nam: Phố chợ thế nào mà nghe em quảng cáo
Nói em đừng buồn anh sợ là mộng ảo
Giới không có thật thì làm sao lấy gì làm bảo hiểm
Cho chuyến về cà mau
Biết mấy gian lao
VỌNG CỔ
1. Nữ: Anh ấy ơi! dân biển phương nam nuôi cá ăn, cái nói thiệt tình. muốn ăn cá thì ra đồng, xuống biển; muốn cất nhà thì vào rừng đốn lá đốn cây. Thiên nhiên và con người gắn đó xưa nay, cái thiệt là tâm hồn chứ không phải là điều nói dối. chắc xưa nay anh chưa đến miệt cà mau, thử đến một lần rồi tự trả lời cho câu hỏi.
Nam: Nói chơi có chút xíu mà em hờn em dỗi, cho anh xin lỗi chớ… chớ biết làm sao.
Em ơi! mười năm rồi anh mới trở lại cà mau, đường rộng lầ u cao phố chợ rộn ràng. Anh có ghé qua chợ tân xuyên mua mấy món hàng làm quà cho bạn bè thân thuộc, được biết quê nhà một khu chợ mới dựng xây. dù còn bộn bề trăm công nghìn việc, nhưng vóc dáng hình hài đã hoàn thiện một ước mơ. thương ai đó gian lao vất vả, cho một công trình sừng sững cuối trời nam.
Nam: Ủa, sao nãy giờ em làm thinh vậy? con gái của cha ở tân xuyên mà giận bền quá ha.
Nữ: hổng dám giận bền đâu nghe.
Nam: vậy chớ!... cũng…
LÝ SƯƠNG MÙ
Tại vì, anh lại hồ nghi em
Thì bảo sao em nói cho nên lời
Trời sanh con tằm
Nam: tằm biết nhã tơ vàng mơ óng mượt
Giúp cho đời âm thân.
Nữ: vậy… vậy phải… biết ơn tằm nhả tơ.
VỌNG CỔ
Nam: ta có được ấn no phải biết nhớ ơn người làm ra cơm áo. có được số thị khang trang đông vui nhộn nhịp là nhờ công lao người xây nhà đất chợ lao tâm khổ trí để trả nợ dâu như kiếp con tằm.
CÂU 5
Khi ầm ào như sóng biển lúc đèn nén âm thầm. ơi! cùng lắm vinh quang và cũng nhiều đau khổ, đang chéo trong tâm hồn mỗi cuộc sống riêng tư. anh hiểu lắm, nên càng yêu sứ sở, yêu những công trình, yêu chợ tân xuyên.
Nữ: còn yêu những nụ cười hiền thắm tươi chợ sáng, nên duyên chợ chiều.
CÂU 6
Nam: (nói) Cô ấy ơi! bộ hết giận rồi hả? nên kiếm chuyện chọc ghẹo đó phải không?
Nữ: Hơi đâu mà giận người dưng. để xảy hương sắc nữa chừng xuân xanh.
Nam: Ơi! em ứng xử nhanh ghê và thiệt là có duyên nữa.
Nữ: Hổng dám có duyên đâu.
Nam: Hèn gì chị giám đốc chọn em làm người giới thiệu hoạt động của chợ tân xuyên, Và tiếp xúc với khách hàng, thiệt là xứng đáng.
Nữ: anh biết hông, hồi đầu thành lập công ty xây dựng chợ minh hải, công ty còn không có tiền để trả lương nữa đó. anh em còn phải đi làm củi, bán củi, vậy mà…
Nam: Ủa, vậy mà. không bao lâu đã khánh thành khu chợ tiếng pháo giòn tan hớn hở đón muôn người.
Nữ: Thôi, mai anh về công ty làm bảo hiểm, kẻo anh bắt đền em hổng biết kêu ai.
Nam: Thôi mà em, anh đã mấy lần xin lỗi, em cứ nhắc hoài không tội nghiệp anh sao.
Nghệ sỹ, soạn giả Trọng Nguyễn tên thật là Nguyễn Phú Xuân, sinh năm 1938, tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, trong gia đình nông dân, yêu nước, yêu quý ca nhạc tài tử, cải lương. Trọng Nguyễn còn có các bút danh khác như: Dương Nghĩa Trần, Khắc Tâm, Bùi Công Sắc.[1]
Từ thuở còn đi học trường trung học Thái Văn Lung, Trọng Nguyễn đã được học nhạc với nhạc sỹ Trương Bỉnh Tòng và Hoàng Mãnh.
Năm 1954, khi mới vừa 16 tuổi Trọng Nguyễn đã thoát ly gia đình, đi theo cách mạng, được tổ chức phân công, lần lược qua các nhiệm vụ, như: tổ trưởng tổ giao liên, phân đoàn trưởng thanh niên lao động, tổ trưởng trong lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau.
Năm 1961, Trọng Nguyễn được về làm Bí thư Đoàn của Đoàn Văn Công tỉnh Cà Mau, cũng là thời gian thuận lợi nhất để Trọng Nguyễn phát triển tài năng nghệ thuật của mình. Năm 1972, Trọng Nguyễn được tín nhiệm làm Bí thư chi bộ, chính tri viên, Đoàn Văn Công Khu Tây Nam Bộ. Từ đó, Trọng Nguyễn lần lược giữ các nhiệm vụ như: Chủ tịch Hội VH, NT tỉnh Bạc Liêu, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Sân Khấu Việt Nam, Liên Chi Hội trưởng Chi Hội Sân Khấu Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 2002, Trọng Nguyễn bắt đầu hưu trí.
Cuộc đời nghệ thuật của Trọng Nguyễn được bắt đầu từ sáng tác thơ, từ những năm 1950. Nhưng công chúng biết nhiều đến nghệ danh Trọng Nguyễn qua những bài ca Vọng cổ, kịch bản cải lương, và một số bản tân nhạc. Trong đó, có 19 kịch bản cải lương, hơn 200 bài ca Vọng cổ. Nổi bật có các tác phẩm như: Giọt Máu Oan Cừu, Bóng biển, Rừng Thần; Ơn Đảng, Bạc Liêu Ngày Ấy, Chợ Mới, Giọt Sữa Cuối Cùng.v.v. Hầu hết các tác phẩm của Trọng Nguyễn đều được xuất bản, phổ biến trên các phương tiện truyền thông.
Trọng Nguyễn xứng đáng được tôn vinh là một trong những cánh chim đầu đàn của tỉnh Bạc Liêu, trong hơn 40 năm qua, với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật ca nhạc tài tử, cải lương tại địa phương, cũng như Miền Tây Nam Bộ. /.