TÌNH NGHỆ SĨ
Soạn giả Viễn Châu
Thơ
Tôi không dám ví mình như Tư Mã Tương Như
Mượn khúc Phượng cầu hoàng tỏ tình cùng nàng Trác
Càng không dám so mình với chàng Chung Tử
Hiểu khúc Cao sơn Lưu thủy của Bá Nha
Vọng cổ
(1) Nhưng có một lần sang song Mỹ Thuận, tiếng đàn và giọng ca của ông lão ăn xin đã khiến lòng tôi ray rứt về thân phận nổi trôi của kiếp tơ ... tằm. Chạnh lòng thương bởi cùng phận ca cầm. Ông lão hát lại bài hát cũ, mang mang nỗi buồn trên phím nhạc đường tơ.“Người tha Hương, ta cũng tha Hương. Họ nhạc sĩ, ta cũng là nhạc sĩ”. Mưa vô tình rơi từng giọt mông lung, như cuộc đời ông lênh đênh đây đó (-)
(2) Tiếng đàn ông quyện trong cơn mưa lác đác, giọng của ông đã lạc phím, hơi khan. Tâm sự riêng gởi vào mấy cung đàn. Mang tâm sự suốt đời rao bán, lấy khúc ca buồn làm kế sinh nhai. Khách qua đường ai biết, ai hay? Ai rũ lòng thương cho cảnh đời đơn bạc. Cũng như ông, tôi là thân nghệ sĩ, đem cho đời tiếng hát, lời ca (-)
Thơ
Sân khấu của người ta thì đèn hoa rực rỡ
Sân khấu của ông là khoãng trống cuộc đời
gần trọn đời lê bước khắp nơi
Ông vẫn chưa tìm ra bến đỗ.
Vọng cổ
(5) Ông sẽ về đâu khi bạn đồng hành chỉ là cây đàn long phím. Rồi một ngày hơi tàn, tiếng tắt bước lãng du ông không tìm ra quán trọ cho ... mình. Ngày mấy lượt sang sông ca hát kiếm tiền. Chiếc phà cũng ngày sang sông mấy lượt. Gẫm lại nó hạnh phúc hơn vì đêm về có bến để neo. Sao đời ông vẫn chưa tìm được bến neo. Ông cố vui vì đời riêng bất hạnh. Để đêm đêm dưới hiên nhà ai đó, mưa lạng hắt lên gầy guộc thân già (-).
(6) Giọng ca ông lạc lõng giữa cơn mưa, u ẩn tiếng tơ lòng thổn thức. Xót thân ông làm én bay giữa trời giông bão, gió giật liên hồi, cánh én chao nghiêng. Giữa xô bồ bao kẻ lại qua, ông đâu biết có người rưng rưng đồng cảm. Trước mắt tôi bỗng nhiên nhòa nhạt, có lẽ hạt mưa rơi ở mắt mình. Phà cập bến rồi, tôi bước lên xe, bỏ lại sau lưng tiếng đàn, giọng ca ông lão. Nhưng hình ảnh ấy, tôi không quên được, như khúc ca buồn nghe lại giữa chiều mưa.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: