CON YÊU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
Phạm Huỳnh Luân
NGÂM THƠ
Con nghe mẹ kể Ba là lính đảo
Vai đeo quân hàm giữ hải phận giữa trùng khơi
Lòng con tự hào biết mấy Ba ơi!
Mai khôn lớn sẽ theo Ba làm chiến sĩ.
VỌNG CỔ
Mẹ kể con nghe ngày con mở mắt chào đời cũng là ngày Ba ra đảo; Vì quê hương Ba gác niềm riêng ở lại bước chân theo đồng đội lên đường ...
Câu 1. Năm tháng dần trôi con khôn lớn nên người ... Mẹ thay Ba tảo tần khuya sớm, phụng dưỡng ông bà chăm sóc con thơ. Thương chồng vì nhiệm vụ mẹ nào ngại hy sinh, đảm đang việc nước giỏi dang việc nhà. Khi nhớ chồng mẹ hướng mắt về xa, nơi ấy Trường Sa Ba vững vàng tay súng.
Câu 2. Ngày Ba về thăm nhà nhân kỳ nghỉ phép, đôi mắt tròn xoe con trẻ ngẩn ngơ nhìn ... Mẹ nói với Ba đây là con của chúng mình ... Ba ôm con vào lòng khẽ nói, mai nên người con cũng sẽ như Ba. Đem sức mình đi bảo vệ Trường Sa, giữ từng mét biển mà Ông Cha ta gầy dựng. Ba dạy cho con phải biết yêu quý biển, vì đảo là nhà biển cả là quê hương.
NÓI LỐI
Ba nói với con biển bao la như lòng mẹ
Mang no ấm cho đời làm giàu đẹp quê hương
Khi đến trường con sẽ cố gắng học chăm
Để nơi đầu sóng Ba vững vàng tay súng.
VỌNG CỔ
Ba ơi! ở đất liền chúng con vẫn ngày đêm hướng về phía biển; nơi ấy có những người quên mình vì tổ quốc mang bình yên no ấm cho đời ...
Câu 5. Giữ cho biển đảo màu xanh luôn mãi rạng ngời ... Chúng con vâng lời học hành chăm chỉ, giúp ích cho đời làm đẹp quê hương. Bằng những hành động đoàn đội chủ trương, vì Trường Sa thân yêu vì tuyến đầu tổ quốc. Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng, nên con yêu quý biển đảo như yêu thân mình.
LÝ CHIM XANH
Chim Bay tung cánh vươn xa ngoài vùng biển khơi.
Mang theo tấm lòng người lính vào trong đất liền.
Trường Sa ơi! Cho gửi đôi lời.
Thăm người Hải Quân, vững vàng tay súng.
Trọn niềm tin yêu.
Câu 6. Triêu triệu trái tim luôn hướng về biển đảo, hoà nhịp thở non sông vững bước đồng hành ... ( xề 24)
Con yêu biển đảo quê hương
Yêu màu xanh biển như màu ước mơ.
Mai sau khôn lớn nên người
Theo Ba tiếp bước lên đường giữ đảo yêu.
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Phạm Huỳnh Luân với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 002- 2014/HĐTPSK - CLB, ký ngày 28/9/2014 giữa Tác giả Phạm Huỳnh Luân và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
--------
Tác giả Phạm Huỳnh Luân đến với cải lương và tập tành sáng tác từ những năm còn học cấp 3 đến nay đã hơn 20 bài vọng cổ, những sáng tác của anh luôn thấm đẩm tình người, tình yêu quê hương đất nước, sự cảm thông và sẻ chia với cuộc đời.
Có nhiều lúc Phạm Huỳnh Luân chia sẻ rằng: Vọng cổ như là gia vị để làm cuộc sống thêm đa đạng và thú vị hơn, được xem như là tiếng lòng để giải bày tâm sự, để tìm sự đồng cảm trong lúc rong ruổi một mình. Và anh cũng muốn dùng bài vọng cổ của mình để gửi gắm tâm tình đến bạn tri âm…