PHIÊN CHỢ CÔNG NHÂN
Phạm Huỳnh Luân
Nói
Anh hai: Cô Út tan ca rồi sao Cô chưa chịu về mà đứng đây chờ ai vậy Cô Út.
Cô Út: Dạ ! Em có chờ ai đâu anh Hai. Anh Hai có thấy gì hay không ?
Anh Hai: Thấy cái gì Cô Út.
Cô Út: Đó, chiếc xe bán hàng lưu động bình ổn giá cho công nhân bà con nghèo ở vùng ven ngoại thành đó Anh Hai.
Anh Hai: Đâu! Có phải cái chỗ người ta tập trung lại đông thật là đông đó phải hôn cô Út.
Cô Út: Dạ! Đúng rồi đó Anh Hai, Anh Hai thấy không cái băng rôn với dòng chữ bự thiệt là bự, họ đang kêu gọi “ Người Việt Nam ƯuTiên Dùng Hàng Việt Nam” đó Anh Hai.
Ca Xang Xừ líu
Anh Hai: Ừ! Tôi thấy … rồi… Cái dòng chữ màu đỏ nền xanh.
Treo ở trên cái mui xe, hàng bán theo giá bình ổn thị trường.
Cô Út: Giống như là từ trong thành nội.
Bán cho bà con lao động như chúng ta đó.
Những người vốn vĩ có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp lại lo trăm bề.
Anh Hai: Cô hãy nhìn kìa những món đồ dùng thiết yếu.
Mà mọi người đang cần đến nó.
Nào là hàng gia dụng áo quần thực phẩm.
Tất cả đều không thiếu thứ chi, lại còn giá cả phải chăng.
Vọng cổ
Cô Út: Anh Hai ơi! Cuộc sống công nhân của mình còn bao nhiêu là khó khăn vất vả. Trong khi đó thì giá cả cứ leo thang lên xuống không … ngừng…
5. Có người còn đầu cơ gây bất ổn thị trường … Nhưng nhờ có chính quyền can thiệp, nên những chuyến xe hàng bình ổn giá đến với công nhân. Vừa chất lượng giá cả lại phải chăng, không sợ bọn làm hàng gian hàng nhái. Đời sống ấm no công nhân mình hăng hái, sản xuất gia tăng cho kinh tế vững bền.
Cô Út: Anh Hai thấy em nói vậy có đúng không Anh Hai.
6. Anh Hai: Ừ, Cô út nói thiệt là phải. Nè cô nhìn nè đây là những mặt hàng do chính bàn tay của con người Việt Nam ta sản xuất làm ra, vừa rẻ vừa bền đâu kém gì hàng ngoại. Vả lại mình dùng hàng Việt còn thể hiện được tấm lòng yêu nước, góp sức chung lòng làm giàu đẹp quê hương.
Cô Út: Những chuyến hàng lưu động như chở cả tình thương, đến với bếp ăn của những người công nhân cơ cực.
Anh Hai: Được nhà nước quan tâm đời sống mình no ấm, nhẹ gánh nặng mưu sinh cơm áo gạo tiền …
Cô Út: Thôi tranh thủ còn về lo cơm nước nữa anh Hai, mình chia tay với Anh Chị em trên chuyến xe hàng lưu động.
Anh Hai: Chúng tôi sẽ luôn luôn đồng hành cùng hàng Việt, để cuộc sống đỡ phần nào trong phiên chợ công nhân.
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Phạm Huỳnh Luân với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 002- 2014/HĐTPSK - CLB, ký ngày 28/9/2014 giữa Tác giả Phạm Huỳnh Luân và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
--------
Tác giả Phạm Huỳnh Luân đến với cải lương và tập tành sáng tác từ những năm còn học cấp 3 đến nay đã hơn 20 bài vọng cổ, những sáng tác của anh luôn thấm đẩm tình người, tình yêu quê hương đất nước, sự cảm thông và sẻ chia với cuộc đời.
Có nhiều lúc Phạm Huỳnh Luân chia sẻ rằng: Vọng cổ như là gia vị để làm cuộc sống thêm đa đạng và thú vị hơn, được xem như là tiếng lòng để giải bày tâm sự, để tìm sự đồng cảm trong lúc rong ruổi một mình. Và anh cũng muốn dùng bài vọng cổ của mình để gửi gắm tâm tình đến bạn tri âm…