TÌNH YÊU ÁO TRẮNG
Phạm Huỳnh Luân
Vọng Kim Lang
Nam: Tuổi sinh viên…. Áo trắng ngây thơ dại khờ.
Bao khát khao yêu đời. Bước đường chạm ngõ tương lai.
Nữ: Cớ sao không lo học hành, mà bận lòng chi chuyện yêu đương.
Nam: Lòng người phải nào đâu là sỏi đá.
Trước bao bóng hồng, làm xao xuyến trái tim anh.
Khắc nghi tên em trong lòng, lời thương này muốn trao cùng ai.
Nữ: Anh ơi cớ sao vội vàng tình yêu nào phải đâu trò chơi.
Nam: Lòng anh đâu dỡ thói trăng hoa, hay câu bưởi bồng trót lưỡi đầu môi.
Hẹn thề vẹn tình trăm năm, luôn thủy chung câu đá vàng không phai.
Vọng Cổ
1/. Nữ: Cha Mẹ em bảo cho lên Sài Gòn con phải ráng lo học hành chăm chỉ; Đừng đem chuyện yêu đương thêm vướng bận tâm … hồn.
Chữ nghĩa chưa được bao nhiêu mà tụi bây khéo lo tính chuyện vợ chồng…
Nam: Em ơi! tình yêu của chúng mình chân thật, hợp buổi hợp thời với đời sống văn minh. Nữ: Mèn đét ơi! Tình yêu nào mà hổng vậy hả anh?, cũng ong bướm trăng hoa cho mật ngọt chết ruồi. Miệng lưỡi ai mới đầu cũng ăn nói dẻo đeo, khi đến lúc tỏ tường thì đường ai nấy bước.
Lý Con Khỉ
Nam: Thân nam nhi chi chí … Đâu phải kẻ phàm phu, sớm mai thay dạ đổi lòng.
Khi kết se chỉ hồng, câu đá vàng không phai, vẹn gìn hai chữ thủy chung.
Nữ: Em gây thơ trong trắng, chớ đừng tiếng ngọt ngon, giữa nơi phố xá thị thiền.
Thân em con gái quê mùa. Xin đừng giỡn cợt trăng hoa, em còn đang tuổi sinh viên.
2. Nam: Tuổi anh mười tám đôi mươi, lứa tuổi thơ gây nào biết yêu đương là gì… Tâm hồn gây thơ như trang vở trắng gần… Nữ: Đúng là đàn ông con trai các anh trăm người như một, nói chẳng biết gì mà lại tỏ tình yêu mến người ta. Nam: Thì tất cả cũng tại bởi do em, bởi ánh mắt long lanh nụ cười duyên khiến lòng anh sao xuyến. Để cho anh cứ vào ngơ ra ngẩn, trộm nhớ thương thầm mơ tưởng dáng hình ai.
Nói
Nữ: Tại em.
Nam: ừ. Nhưng nè em yên tâm, anh đã tự hứa với lòng là tụi mình yêu nhau, nhưng yêu phải có mục đích hẳn hoi đàng hoàng à ghen.
Nữ: Yêu sao anh nói thử em nghe.
Nam: Có nghĩa là:
Lý Qua Cầu ( 4 câu cuối)
Nam: Chừng nào tương lai sự nghiệp ta rạng rỡ huy hoàng.
Thì đây xin với Má Ba đặt trầu cau sang.
Nữ: Ai có thèm đâu mà anh nói chi hoài lòng cứ thẹn thùng.
Đợi mốt này đây lớn khôn thì tình đó cũng sẽ tương phùng.
Vọng Cổ
5. Nam: Đã biết nhau từ lâu lời đã cạn lời lòng anh em đã tỏ; Vậy đó mà cứ chặn ngõ đón đường chi cho anh đợi anh chờ … Để áo trắng tình yêu biết phải nói sao bây giờ. Nữ: Em chỉ sợ Ba Má ở quê nhà lo lắng, cho lên đây học hành mà bày đặt chuyện yêu đương. Nam: Mình thương nhau cùng xây đắp cho nhau, trao gửi ước mơ sớm hoàn thành hiện thực. Nữ: Tuổi em mười tám tâm hồn còn thơ dại, nếu đã yêu ráng đợi chờ em sau buổi ra trường.
Lý Chim Quyên
Nam: Đã hẹn thề… lời yêu tiếng thương.
Dù tháng năm đợi chờ, anh cũng không nản lòng câu ước hẹn chờ mong.
Nữ: Em năm nay trăng tròn, đầy bao mơ ước tương lai, đem tuổi xuân xây đời.
Nếu tính duyên vợ chồng xin hãy đợi chờ em, xin hãy đợi chờ em.
6. Nam: Đẹp lắm em ơi! Thời mộng mơ áo trắng, vụn dại gây thơ tình yêu tuổi học trò…(xề 24).
Nữ: Mai đây mình sẽ ra trường, đôi ta sánh bước trên đường vinh quang. Nam: Lâu đài tình ái anh xây, bằng màu áo trắng giảng đường sinh viên.
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Phạm Huỳnh Luân với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 002- 2014/HĐTPSK - CLB, ký ngày 28/9/2014 giữa Tác giả Phạm Huỳnh Luân và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
--------
Tác giả Phạm Huỳnh Luân đến với cải lương và tập tành sáng tác từ những năm còn học cấp 3 đến nay đã hơn 20 bài vọng cổ, những sáng tác của anh luôn thấm đẩm tình người, tình yêu quê hương đất nước, sự cảm thông và sẻ chia với cuộc đời.
Có nhiều lúc Phạm Huỳnh Luân chia sẻ rằng: Vọng cổ như là gia vị để làm cuộc sống thêm đa đạng và thú vị hơn, được xem như là tiếng lòng để giải bày tâm sự, để tìm sự đồng cảm trong lúc rong ruổi một mình. Và anh cũng muốn dùng bài vọng cổ của mình để gửi gắm tâm tình đến bạn tri âm…