TRĂN TRỐI
Sáng tác: VIỄN CHÂU
Ngâm:
Anh cần em khóc bấy nhiêu thôi,
Tình nghĩa đôi ta đã đủ rồi,
Em hãy nín đi mà nghe nhắn nhủ,
Trước giờ anh sắp trút tàn hơi.
Vọng cổ :
Câu 1: Đừng khóc nữa em ơi! tử biệt sinh ly đều do nơi mạng số, anh đâu bó buộc cuộc đời góa bụa của em trong khi tuổi xuân còn chan chứa mộng ân ... tình. Em hãy bước lại gần đây và nghe lời trăn trối sau cùng. Nếu biết thương chồng thì em đừng thủ tiết, kiếm chổ cậy nhờ nương tựa mai sau. Anh nói thật tình chớ chẳng dối lòng đâu. Em hãy nín đi đừng có khóc chi nhiều. Mai mốt này em có được người yêu, nước mắt đâu còn tuôn rơi ngày em tái giá.
Câu 2: Anh không muốn nghe những lời của em thề thốt, vì đó là tấm bình phong của kẻ hai lòng. Nếu anh chết đi thì làm sao biết được chuyện dương trần. Em nói là em sẽ thờ chồng thủ tiết, thì có nghĩa là em muốn rẻ bước sang ngang. Em nói là em sẽ đưa tôi đến tận nghĩa trang, biết đâu dọc đường sẽ mất đi người đưa đám táng. Nếu lúc đó tôi có buồn có giận, muốn tung nắp quan tài nhưng thiếu phép hồi sinh.
Ngâm:
Chuyện tình năm cũ em còn nhớ,
Hay đã quên rồi câu ái ân.
Mộng vỡ tàn canh theo giấc ngủ,
Lệ tình đẫm ước gối chăn đơn.
Vọng cổ :
Câu 4: Em ơi, anh biết nợ duyên của đôi ta là do tiền do bạc, nên anh mới mua được những đêm ái ân bằng so le tuổi tác, trong khi anh hơn bốn mươi còn em thì mới muười sáu trăng . . . tròn. Vậy thì tình nghĩa gì đâu lụy phải buồn. Anh còn nhớ ngày thành hôn lễ, đi cạnh bên nàng thiên hạ hỏi chú rễ là ai? Họ bảo rằng ông gìa chồng đi với nàng dâu, Anh kiêu hãnh nhìn một bọn người vô ý thức. Còn em thì ngại ngùng lấy tay che mặt, nước mắt tuôn rơi làm đôi má phai hồng.
Câu 5: Mình sống với nhau gần năm tuổi mộng, mà tính đến hương đêm thì được bấy nhiêu lần. tội nghiệp cho người mình yêu phảI lạnh lẻo cô phòng. Trong khi đời em thì căng đầy nhựa sống, anh lại cổi cằn bởi sinh lực gìa nua. Em bán ân tình mà chẳng có ai mua, ế ẩm như phiên chợ chiều buồn muôn vạn thuở. Nếu anh còn sống thêm sẽ làm em buồn em khổ, thèm khát tình yêu trên danh nghĩa vợ chồng.
Câu 6: Em ơi! bây giờ là cuối một tuần trăng, anh không hy vọng sống qua tuần trăng khác. Nếu định mệnh thì anh đây nè biết trước vì bóng tử thần đã lãng vãng quanh đây. Nói chi nhiều tình cũng chỉ bấy nhiêu thôi, kìa anh đã bảo em đừng khóc nữa. Anh chết đi ai sẽ lau cho em ngấn lệai chiều chuộng nâng niu khi em giận em hờn. Em có nghe những lời nhắn nhủ của tôi không? thì em hãy bình tĩnh mà nhìn tôi đi vào cõi chết. Nghe như hơi thở ngập ngừng, có tiếng tử thần đang réo gọi hồn tôi ./.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: