ĐAU SÓT LÝ CON CUA
Lời nhạc: Minh Vy – Hồng Xương Long
Lời cổ: Viễn Châu
NHẠC:
Nam: Tình buồn đau xót lý con cua, nắng mưa đời gian khó ai thấu chăng cho lòng? Bò ngang vui chén men nồng, tôi xót xa lòng đứng lặng bờ sông.
Nữ: Ôi mấy dặm hò khoan khoan em tiễn chàng sang sông, ôi mấy dặm đường tình vợ chồng mình canh cá nuôi nhau.
Nam: Ôi mấy dặm hò khoan khoan mình anh mưa nắng dãi dầu, bao khó nhọc đời gian lao, em ở nhà bình an.
Nữ: Có những buổi chiều mưa ngâu anh lặn lội đồng sâu. Ai biết được lòng người là tình đời bạc bẽo nông sâu. Cay đắng nào dành cho nhau người ơi sao nỡ qua cầu? Khi gió lạnh mùa đông sang... anh thay vỏ.... nằm … đau.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nam: Em ơi! nước lớn đầy sông mịt mùng... bão... tố. Anh ra đi giữa cơn mưa cuối mùa lạnh buốt để mình em hiu quạnh giữa.... đêm … buồn
Lặn lội mình anh giữa chớp biển mưa nguồn.
Nữ: Giông bão triền miên trùng dương dậy sóng, anh không quản nhọc nhằn bởi nghĩa nặng tình sâu.
Nam: Em ơi! tình nghĩa vợ chồng no đói có nhau, dù vất vả gian lao - dù tay lấm chân bùn. Nhưng có đói nghèo mới thấm thía nghĩa yêu đương, có gian nan mới rõ lòng chung thủy.
VỌNG KIM LANG:
Nữ: Hỡi gió đêm sang đông, trong tuyết bay lạnh lùng, nơi bến sông xa xa, nhìn bầu trời thắt se lòng ta. Những năm sống trong cơ hàn trời còn đầy bão giông triền miên….
Nam: Đời mình sao nhiều u buồn cay đắng, biết bao thăng trầm làm sao kể hết nỗi gian truân. Mãi lo cháo rau qua ngày mà giờ này đã qua thời xuân. Hai ta sống trong cơ hàn mà ngày ngày vẫn luôn gần nhau.
Câu 2:.
Nữ: Trời đất gây chi bão bùng giông tố, em còn biết làm sao bởi chân yếu tay mềm. Đành để mình anh khuya sớm nhọc nhằn.
Nam: Đã nguyện sống bên nhau trọn đời mãn kiếp, thì vợ chồng mình no đói chẳng lìa nhau. Em ở nhà lo coi sóc trước sau, đừng ra khỏi cửa khi ngoài kia trời đầy giông bão.
Nữ: Anh ráng về mau kẻo ở nhà em đợi, sau trước một mình hiu quạnh lắm anh ơi.
NHẠC:
Nam: Tình buồn lắm người ơi, đôi tay trắng che từng vết thương lòng. Rồi chiều chiều nhớ mong, ra sông vắng trông chờ nàng cua.
Nữ: Tình này còn nhớ mong, sao nghe gió đông lạnh về đâu. Đường nào về bến sông, bên em có đôi càng thật to.
Nam: Đường nào về bến sông, bên em có … có đôi càng.... thiệt … to.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nữ: Nhưng em sợ một ngày kia mỏi mòn trong đói lạnh, qua những ngày đông rét mướt sợ gió mưa sẽ vùi dập cánh.. hoa … tàn.
Dù muốn - dù không thì em cũng mang tiếng phụ phàng.
Nam: Nếu đã sợ cảnh đói cơm thiếu áo, thì sao đáng gọi là nghĩa nặng tình sâu?
Nữ: Dù đã quen rồi với nắng hạ mưa ngâu, nhưng làm sao chịu nỗi với tháng ngày đói lạnh. Suốt một thời gian khi tuổi xuân mòn mỏi, em sợ ngày kia sẽ rẽ lối chia đường.
NHẠC:
Nam: Tôi hát lý con cua, sao em nỡ bỏ chồng mà phụ anh? Đau xót lý con cua, anh hát mãi đưa người tình xa.
Nữ: Tôi hát lý con cua , ai qua cầu bỏ bạn mình ên. Đau xót lý con cua, con cua đực suốt đời tình chung.
Câu 6:
Nam: Thôi thôi tôi đã chán lắm rồi lời đầu môi chót lưỡi. Tôi sợ làm sao những tiếng nói bạc tình.
Nữ: Anh ơi! đất trời kia còn sớm nắng chiều mưa, thì lòng dạ con người sao tránh khỏi nay dời mai đổi.
Nam: Xót xa hai chữ can thường, bởi quá chán chường nên đôi ngã chia ly.
Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.
Ông được mệnh danh là vua của các vị vua cải lương, "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu",... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông.
Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền[11]. Dưới đây chỉ là một số tác phẩm tiêu biểu: