CHUYỆN TÌNH NGÂN - NHO
Đặng Thanh Huyền
Nối lối:
Nam: Ngân ra đi khi Nho chưa lần kịp nói,
Lời thương thầm ấp ủ bấy lâu nay...
Nữ: Tại sao anh ôm mãi nỗi đoạ đày,
Cho thêm đau nơi hồn tim hai đứa...
Vọng cổ:
Câu 01: Nam: - Phải. Tại cái tên Ngân đã làm cho trái tim Nho thêm đày đoạ. Tự lúc em đi anh không còn là anh nữa ôm khối tương tư vào trong giấc mộng si...tình.
Vào thẫn ra thơ mơ tưởng một bóng hình.
Nữ: - Trời ơi, Ngân có làm chi nên tội mà để anh Nho buồn đau khổ vì em.
Nam:- Không, Ngân không bao giờ có lỗi, chỉ tại anh buồn than thở mà thôi !
Nữ: - Anh thiệt là khờ hết chổ nói Nho ơi, nếu đã yêu em còn ngại gì không nói...
Câu 02: Nam: Vì anh sợ Ngân sợ cái lắc đầu từ chối, sợ nỗi đớn đau ôm mối tuyệt tình.
Nữ: - Trộm nhớ thầm thương đâu chỉ mỗi anh buồn.
Ngân cũng đã yêu anh từ cái nhìn thuở ấy, ngày mới bắt đầu đặt bước đến quê em.
Nam: - Anh ngắm nhìn đắm đuối một dung nhan, vội tạ ơn trời cao ban em cho đời anh trọn kiếp.
Nữ: - Hai nửa trái tim từ miền xa Tổ quốc, ai sắp đặt buổi tương phùng cho đôi lứa được tròn duyên...
Trăng Thu Dạ Khúc:
Nam: Chỉ quen nhau một thời gian anh mến Ngân,
Nay em đã đi rồi, Nho chưa nói nên lời,
Rằng anh đây rất quý yêu em...ơ...
Tháng năm cách biệt có làm Ngân lãng quên không ?
Anh chờ đợi em, sẽ sớm quay trở về,
Lương duyên suốt kiếp trọn tình Ngân - Nho thuỷ chung...
Vọng cổ:
Câu 05: Nữ: - Nghe chú Sáu khuyên với mấy lời các anh thỏ thẻ rằng con Ngân với thằng Nho thật xứng đôi vừa lứa.
Em mới nghe xong vô cùng ái ngại vội chạy vào trong cửa phòng đóng lại tự hỏi mình đang tủi hay...mừng.
Nam: - Anh điếng lặng hồi lâu đứng khép nép bên thềm.
Muốn nói tiếng thương Ngân mà từ lâu rồi chưa dám ngõ, nay chú Sáu mở lời anh can đảm nói yêu em.
Nữ:- Thiệt vậy hôn ? Sao gần cả năm tròn mà anh vẫn lặng thinh, còn nữa nè: Lúc em đi anh chẳng hề đưa tiễn.
Nam: - Tại vì anh sợ..
Nữ: - Anh còn sợ cái gì nữa chứ...
Nam: - Sợ phút từ ly vương nỗi sầu lưu luyến, sợ ánh mắt của người thương lạnh nhạt hững hờ…
Câu 06:
Nữ:- Em đi rồi anh ở lại Vĩnh Long, chắc đêm từng đêm vào ra thơ thẩn ?
Nam: - Anh trách vầng trăng nở chia đôi tàn nhẫn, trách ông trời sao nở ngăn cách Ngân – Nho.
Nữ: - Em sẽ về thăm anh vào mùa xuân tới, để đến tháng giêng tới này hai đứa sẽ tính chuyện trầu cau.
Nam: Rồi chắc hai bên họ hàng sẽ nói: Tôi thấy hai đứa này thật xứng lứa vừa đôi.
Nữ: Chỉ còn cách mấy trăng thôi
Em chờ anh đợi mình ngồi bên nhau
Nam: Tâm hồn hoà quyện đổi trao
Mơ dòng chữ viết thiệp màu Ngân - Nho...
Kho tàng Vọng cổ Việt Nam được phép sử dụng toàn bộ tác phẩm của tác giả Đặng Thanh Huyền với các nội dung được quy định tại hợp đồng Số: 005 - 2015/HĐTPSK - CLB, ký ngày 15/01/2015 giữa Tác giả Đặng Thanh Huyền và CLB Sáng tác Vọng cổ Đồng Quê.
---------------
Tác giả Đặng Thanh Huyền là một tác giả nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật vọng cổ, với hơn 200 tác phẩm đóng góp vào kho tàng cải lương Nam Bộ. Anh không chỉ sáng tác để bảo tồn mà còn phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả yêu nghệ thuật.
Từ nhỏ, Đặng Thanh Huyền đã được nuôi dưỡng trong môi trường đậm chất văn hóa dân tộc, nơi cải lương là nguồn cảm hứng lớn. Nhưng chính trong thời gian học Đại học Luật Cần Thơ vào năm 2002, niềm đam mê này mới thực sự bùng cháy khi anh tình cờ được nghe những câu vọng cổ đầu tiên từ một người bạn. Từ đó, anh bắt đầu hành trình tự học sáng tác và dần khẳng định tài năng của mình.
Hiện tại, Đặng Thanh Huyền đảm nhận vị trí Kiểm sát viên tại Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 92 thuộc Quân khu 9 với quân hàm Đại úy. Mặc dù công việc trong quân đội rất bận rộn, anh vẫn luôn dành trọn đam mê và tâm huyết để sáng tác nghệ thuật. Đối với anh, cải lương không chỉ là niềm yêu thích mà còn là trách nhiệm với văn hóa dân tộc, nơi anh gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước và con người qua từng lời ca tiếng hát.
Các sáng tác của anh được biết đến với chiều sâu nhân văn, truyền tải những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống đời thường và những giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều tác phẩm của anh đã được ghi âm, phát sóng trên các đài truyền hình và phát thanh, đưa lời ca ngọt ngào của nghệ thuật vọng cổ đến với công chúng.
Với hơn 200 tác phẩm cùng sự cống hiến không ngừng nghỉ, Đặng Thanh Huyền đã gặt hái nhiều giải thưởng uy tín và trở thành một biểu tượng của sự nỗ lực trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Anh hy vọng sẽ tiếp tục sáng tác những tác phẩm chất lượng, góp phần làm cho nghệ thuật này mãi trường tồn và phát triển theo thời gian.
---